Kể từ tháng 11/2007, tập đoàn ôtô khổng lồ Mỹ không hề biết tới tăng trưởng dương. Vì thế, đây được coi là tín hiệu không chỉ vui cho Ford mà cho cả nền kinh tế Mỹ, khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hồi phục.
Bốn trong số 5 thương hiệu Ford sở hữu có doanh số khả quan. Trong đó Volvo tăng 26%, Mercury 7% và Ford là 3%. Mazda giảm nhưng không đáng kể. Chỉ có thương hiệu hạng sang Lincoln là giảm lớn nhất, 24%.
![]() |
Mẫu Fusion của Ford. |
Tính tổng thì doanh số Ford tăng 2%, trở thành tập đoàn duy nhất ở Mỹ có tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái với lượng bán ra đạt 165.000 chiếc, đứng thứ 3, sau GM và Toyota. Hãng xe lớn nhất thế giới Toyota vẫn tiếp tục tụt dốc với mức tăng trưởng âm 11%. GM còn tệ hơn với 19%.
"Chưa thể nói chúng tôi đã ra khỏi đáy khủng hoảng. Nhưng nhờ thông tin này Ford sẽ có động lực hơn trên con đường hồi phục", Giám đốc bán hàng khu vực Bắc Mỹ Ken Czubay nói.
Những quyết sách nhanh chóng nhằm giảm chi phí, gọn nhẹ bộ máy giúp Ford là nhà sản xuất duy nhất của Mỹ không lâm vào tình trạng phá sản. Vì thế, khi chính phủ tung ra gói kích thích thị trường ôtô, hãng này đã lập tức hưởng lợi.
Có hiệu lực từ 24/7, chương trình hỗ trợ mang tên "Cash for Clunkers" chi khoản tiền mặt 4.500 USD cho những ai đổi xe cũ lấy xe mới có mức tiêu hao nhiên liệu thấp. Ngay tuần đầu tiên, 1 tỷ USD đã được chi ra với con số xe được hỗ trợ là 222.000 đến 286.000 chiếc.
Những mẫu xe của Ford được quan tâm nhiều nhất là Focus, Fusion hybrid, Escape phiên bản thường và hybrid. Tất cả chúng đều trang bị động cơ loại nhỏ 4 xi-lanh, vốn không mấy khi được các hãng xe và người Mỹ ưa chuộng trước đây.
Trọng Nghiệp (theo AP, Autoblog)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet