Để bắt đầu, mỗi tay nài nên hiểu về chiếc xe của mình khi đó nó sẽ trở lên thân thiện hơn. Ngoài ra, tổ chức an toàn xe máy của Mỹ (MSF: Motorcycle Safety Foundation) còn thiết lập một nguyên tắc T-CLOCS dành riêng cho những người chạy môtô danh mục kiểm tra cần phải chú ý. Trong đó:
T = Tires và Wheels (Săm và Lốp)
C = Controls (Phanh, côn và ga)
L = Light (Đèn chiếu sáng như đèn pha, xi-nhan, đèn hậu)
O = Oil (Dầu)
C = Chassis (Khung xe, giảm xóc, nhông xích...)
S = Stand (chân chống cạnh và chân chống giữa)
Đồ bảo hộ
Đồ bảo hộ trở nên vô cùng quan trọng giúp các biker tự tin hơn khi điều khiển. Bao gồm mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đi găng tay, mặc áo giáp hoặc áo bảo hộ đi xe máy và đi giầy môtô.
Làm quen
Môtô thường có động cơ rất nặng đối với những người lần đầu làm quen. Để bắt đầu, vị trí đứng luôn ở bên trái, nắm tay lái và nhẹ nhàng nhấc chân phải đưa vòng qua phần thân sau và ngồi. Tiếp theo, điều chỉnh gương chiếu hậu để có góc nhìn tốt nhất. Làm quen với gác chân, bên phải có bàn đạp phanh và bên trái là cần số.
Khởi động xe
Sau khi làm quen về cách điều khiển và các tính năng cơ bản. Trước khi nổ máy, hãy chắc chắn xe ở số mo N (Neutral). Sau đó gạt công tắc điên và bấm nút đề khởi động máy.
Vận hành
Người lần đầu chạy xe côn tay thường xuyên gặp cảnh chết máy hoặc loay hoay ở ngã tư. Có những người kêu trời, tay mỏi rời vì bóp nhả côn.
Trong kỹ thuật chạy xe côn tay có câu "côn ra ga vào". Khi xuất phát, không nên nhả côn hết cỡ dẫn đến chết máy, thay vào đó, nên nhả côn từ từ, cảm nhận xe chuyển động khi đó mới tăng ga cho xe chạy.
Chạy tốc độ nào sẽ tương ứng với số đó, ví dụ tốc độ từ 0-20 km/h tương ứng với số 1, từ 20-30 km/h với số 2... Hộp số của môtô hoạt động theo cơ chế 1-N-2-3-4-5-6 khác với xe máy thường N-1-2-3-4.
Lưu ý khi chạy xe côn tay, khi vào cua hay xuống dốc không nên bóp côn, thay vào đó hãy về số thấp tương ứng tốc độ của xe.
Minh Vũ
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet