Thật không vui chút nào khi khoa học đã chứng minh những trò game hay mạng xã hội ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn. Thông qua việc chứng minh những hậu quả mà điện thoại, máy tính bảng và mạng xã hội như Facebook để lại, bác sĩ Josie Howard ở San Francisco đang gióng lên những hồi chuông cảnh báo cho những ai để phương tiện kết nối truyền thông xã hội lấn quá sâu vào cuộc sống của mình.
1. Lão hóa sớm vì online quá nhiều
Tốn vô số thời gian nghịch điện thoại hay lướt Net làm bạn nheo mắt dẫn đến đẩy nhanh sự xuất hiện của những vết rạn chân chim trên khuôn mặt bạn. Hãy để mắt nghỉ ngơi nhiều hơn và sử dụng những sản phẩm chống lão hóa cho mặt và mắt.
Dùng máy tinh và online nhiều da sẽ lão hóa sớm.
2 . “Chụp ảnh tự sướng” gây sạm da
Từ được quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2013 là “Chụp ảnh tự sướng” (Selfie). Tự sướng có tác dụng cả tích cực và tiêu cực. Với nhiều phụ nữ, tự sướng là một hình thức quảng bá bản thân rất tốt. Với một số người khác, họ chụp ảnh quá nhiều mà quên lãng đi những tương tác xã hội thực tế, sự đắm chìm sâu trong thế giới ảo dần làm bạn quên mất bản thân thực của mình, sức khỏe tâm thần và vẻ đẹp bên ngoài của bạn theo đó cũng kém dần đi.
Da có kết nối rất mật thiết với thần kinh và sức khỏe. Nếu cơ thể bạn đang yếu dần điều đó có thể thể hiện trên da bạn, đó là lý do khi bạn khó chịu, mệt mỏi da bạn cũng hoàn toàn đổi khác, sạm hơn nhiều.
3. Chơi game làm mọc mụn
Chơi nhiều game cũng khiến não bộ luôn trong trạng thái kích thích và căng thẳng. Mụn trứng cá, mụn đầu đen sẽ thi nhau xuất hiện khi tâm lý của bạn bất ổn định. Da mặt bạn có xu hướng khô hơn, nhạy cảm hơn, không còn dễ dàng trang điểm như bình thường. Để thoát khỏi tình trạng này không gì hơn là giảm thời gian dành cho game.
Chơi game sẽ khiến da bạn xấu đi.
4 . Điện thoại làm da bạn dễ bị cau có
Chẳng ai thích đối diện với một phụ nữ với vẻ mặt cau có, thế nhưng có lẽ bạn không biết rằng chính việc phụ thuộc vào điện thoại sẽ làm bạn dễ bị cau có. Theo một quan sát, đa số nhân viên văn phòng cảm thấy gần như không thoải mái khi họ mất “kết nối” với điện thoại của mình. Hội chứng này có tên gọi là: Nomophobia – nỗi sợ hãi khi không có điện thoại. Tạp chí Lancet chỉ ra rằng có tới 53% người dùng điện thoại ở Anh đã rất lo lắng khi mất liên lạc. Số còn lại nhăn nhó, khó chịu khi không thấy điện thoại trong tầm mắt.
5 . Điện thoại làm da nổi mụn nhiều hơn
Số vi khuẩn tập trung trên điện thoại nhiều gấp 10 lần số vi khuẩn được tìm thấy trong nhà vệ sinh. Vì vậy khi bạn áp điện thoại vào mặt số vi khuẩn này sẽ tấn công vào da mặt, cùng với những bụi bẩn và dầu nhờn sẵn có trên mặt, hậu quả là mụn sẽ nhiều lên trông thấy. Gợi ý là bạn nên thường xuyên làm sạch điện thoại bằng một chiếc khăn giấy.
Điện thoại làm ảnh hưởng rất nhiều đến làn da của bạn.
6. Điện thoại làm bạn khó ngủ hơn
Đa số mọi người mắc chứng Nomophobia dùng điện thoại trước khi ngủ, nhưng đó không phải là một thói quen tốt. Dùng điện thoại hay máy tính bảng trước khi đi ngủ làm giảm khả năng sản xuất Melatonin của cơ thể, gây gián đoạn giấc ngủ. Melatonin giúp bạn ngủ ngon, nếu mắt bạn tiếp xúc với nguồn sáng từ thiết bị di động trước khi ngủ, bạn sẽ rất khó ngủ vì thiếu chất này và mệt mỏi sẽ xuất hiện vào sáng hôm sau. Nếu quá trình kéo dài, sự lão hóa sớm là vấn đề khó tránh khỏi.
Trong thời hiện đại, điện thoại thông minh hay máy tính bảng ở bên bạn suốt 24h. Nếu bạn đã dùng với mạng xã hội cả ngày thì đừng để chúng xuất hiện vào buổi tối. Hãy để cho cơ thể được nghỉ ngơi, tắt điện thoại khi không có việc gì cần thiết, bạn sẽ không còn là nô lệ của những tiếng chuông báo tin nhắn hay comment. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn và trẻ hóa bản thân bạn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet