Nội dung
Tại BV Nhi đồng 1 TP.HCM, dịch tay-chân-miệng đã khiến một trẻ tử vong. Bác sĩ đang gồng mình điều trị cho 179 bé, trong đó gần 30 trẻ bệnh nặng cần theo dõi sát.

Sáng 26-9, tại khoa Nhiễm-Thần kinh BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), các bác sĩ đang gồng mình cấp cứu cho hàng loạt trẻ nhập viện do mắc tay-chân-miệng (TCM), trong đó có những trẻ chỉ vài tháng tuổi đến năm tuổi.

Hơn 50% ca bệnh bị nhiễm chủng virus nguy hiểm

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh BV Nhi đồng 1, cho hay trong một tuần qua, số ca nhập viện do TCM tăng đột biến. Ngày thứ Hai 24-9, cao điểm khoa điều trị cho 222 em, đến ngày 26-9, tại khoa còn 179 em. Trong đó số ca bệnh nặng phải theo dõi sát sao là 25-30 em. BS Khanh lo ngại số lượng trẻ nhập viện sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Theo BS Khanh, số ca nhập viện vì TCM hơn 50% do nhiễm chủng virus EV71 nguy hiểm từng là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ trong vụ dịch TCM tại TP.HCM năm 2011-2012. Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và gây nhiều biến chứng nặng như phù phổi, viêm phổi, suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong.

BS Khanh khuyến cáo phụ huynh theo dõi các dấu hiệu của con để phát hiện bệnh và đưa đi khám kịp thời. “Trẻ sốt cao không hạ, ói nhiều hay tay chân lạnh, run tay run chân, thở mạnh thì cha mẹ phải đưa trẻ đi khám liền. Hoặc có trẻ không có dấu hiệu rõ nhưng lúc thiu thiu ngủ có hiện tượng giật mình trên hai lần trong vòng 30 phút thì cha mẹ phải nghĩ đến khả năng bệnh này” - BS Khanh lưu ý.

Cũng theo BS Khanh, ở BV tuyến dưới đã có phác đồ điều trị bệnh TCM và bác sĩ được nâng cao năng lực, phòng ngừa bệnh nên phụ huynh có thể yên tâm cho con điều trị.

Dịch tay-chân-miệng tăng đột biến đã có trẻ tử vong

Bác sĩ gồng mình cấp cứu trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng tại BV Nhi đồng 1. Ảnh: HL

Virus gây bệnh TCM tồn tại trong môi trường thuận lợi hoặc trong phân rất lâu. Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất là thường xuyên rửa tay cho trẻ trước khi cho trẻ vào lớp và sau khi đón về để cắt nguồn lây.

“Người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cũng phải rửa tay hoặc đi từ môi trường ngoài về nhà có trẻ phải rửa tay liền. Khi phát hiện bé bệnh, phụ huynh phải báo cho nhà trường để lưu ý phụ huynh các dấu hiệu của con em và vệ sinh môi trường, tránh virus tồn tại trong môi trường tiếp tục lây lan. Nếu gia đình thấy ở địa phương có 2-3 bé bị bệnh phải báo cho cơ quan y tế dự phòng để có biện pháp khoanh vùng dịch phòng ngừa lây lan. Trẻ đã từng mắc bệnh có thể bị mắc bệnh lại vì virus gây bệnh có nhiều chủng, không nên chủ quan” - BS Khanh lưu ý.

Ghi nhận tại BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), nơi gần cửa ngõ các tỉnh phía Nam, số ca nhập viện do TCM cũng tăng đột biến. Từ ngày 1 đến 25-9, số lượt bệnh nhi mắc TCM khám ngoại trú tại BV là hơn 6.900 lượt, số ca nội trú điều trị 664 lượt.

Nhiều trẻ không đi nhà trẻ vẫn bị TCM

Đang chăm bé Hoàng Võ Tố Oanh (26 tháng tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) tại BV, chị Võ Thị Lệ Hằng cho biết mới nhẹ nhõm phần nào khi con dần qua cơn nguy kịch và tỉnh táo. Trước đó 17 ngày, chị phát hiện con sốt cao hơn 39 độ C, ói, tay chân lạnh run nên đưa đi khám tại BV. “Tại BV, tối hôm trước bé còn nằm chơi, ăn nhưng qua sáng hôm sau bé đột nhiên lên cơn khó thở, tim đập nhanh rồi hôn mê luôn. Bác sĩ phải cho bé thở máy bốn ngày và lọc máu hai ngày liền. Những ngày đó tôi như chết đi sống lại vì sợ con không qua khỏi” - chị Hằng kể.

Bất ngờ vì bé Phạm Hồng Bảo Trâm (16 tháng tuổi, ngụ quận 8) mắc bệnh, chị Võ Hồng Duyên Anh, mẹ bé cho biết bé được người bà con giữ ở nhà, chưa cho đi nhà trẻ. Mấy ngày trước bé sốt nhẹ, lở miệng, bỏ ăn nên chỉ nghĩ con nóng trong người.

Dỗ bé Lê Thiên Phú (19 tháng tuổi) đang mếu khóc, chị Nguyễn Thị Thanh Lý cho biết bé ở nhà, chưa đi nhà trẻ, xung quanh cũng không có bé nào bị bệnh TCM. “Hai ngày trước, bé hay nhợn ói, bác sĩ gần nhà chẩn đoán viêm amidan, cho thuốc uống nhưng không đỡ, nửa đêm bé ngồi dậy ói nên gia đình đưa bé xuống đây và nhập viện” - chị Lý kể.

Không chỉ sống ở TP.HCM, nhiều phụ huynh ở Long An, Tây Ninh cũng đang chăm con mắc bệnh TCM ở BV. Cha bé Hà Tuấn Đạt (28 tháng tuổi, ngụ Tây Ninh) cho biết: “Thấy con sốt cao liên tục hai ngày không đỡ nên tôi đưa con xuống TP khám luôn. Tôi có tìm hiểu về bệnh nên nghi ngờ con mắc TCM”.

Dịch tay-chân-miệng tăng đột biến đã có trẻ tử vong
3 dấu hiệu sớm cảnh báo tay chân miệng diễn biến nặng

Từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị 100 ca tay – chân – miệng....

Bấm xem >>

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm