Nội dung
Ở Việt Nam, 65% bệnh nhân bị mù hai mắt do bệnh lý Glôcôm. Đây là bệnh lý hết sức nguy hiểm vì bệnh chủ yếu diễn tiến âm thầm, cướp đi thị lực và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người mắc bệnh.

Nhiều người việt nam mù cả hai mắt vì bệnh lý này mà không hề biết

Ảnh minh họa: Internet

Thuật ngữ “Glôcôm” (dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống) là một bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển cấp và mãn tính. Bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt bình thường, lõm, teo đĩa thị thần kinh... Glôcôm là một bệnh nguy hiểm, thường gây đau nhức, mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn.

Về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó phòng bệnh. Bệnh Glôcôm đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà không phục hồi ở hầu hết các khu vực trên thế giới, thường chỉ đứng sau đục thuỷ tinh thể. Bệnh không có thuốc điều trị, phẫu thuật cũng không thể phục hồi được những tổn thương do glôcôm gây ra.

Theo các chuyên gia y tế, Glôcôm là nhóm bệnh lý thần kinh thị giác tiến triển cấp tính hoặc mãn tính, đặc trưng bởi sự chết dần các tế bào hạch võng mạc dẫn đến những biểu hiện tổn hại đầu dây thần kinh thị giác và thị trường. Hậu quả nguy hiểm của Glôcôm là mù loà vĩnh viễn không có khả năng hồi phục.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2010 thế giới có khoảng 60,5 triệu người bị Glôcôm, dự tính năm 2020 sẽ có 79,5 triệu và năm 2030 sẽ có 110 triệu người bị bệnh này. Hiện nay, bệnh Glôcôm đã trở thành nguyên nhân quan trọng thứ hai gây mù trên thế giới.

Nhiều người việt nam mù cả hai mắt vì bệnh lý này mà không hề biết
Nhiều người việt nam mù cả hai mắt vì bệnh lý này mà không hề biết

Biểu hiện của bệnh là: mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng. Ảnh minh họa: Internet

Theo các bác sỹ, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh Glôcôm, đặc biệt là các trường hợp như người hơn 40 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh Glôcôm, người có nhãn áp cao, bị tật khúc xạ, viễn thị, cận thị, có tiền sử mắt bị chấn thương, dùng corticoid kéo dài, đái tháo đường, béo phì hoặc bị tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn hệ thống....

Bệnh glôcôm thường khởi phát đột ngột vào buổi chiều tối, khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh.

Biểu hiện của bệnh là: mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng; sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi; đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, giác mạc phù nề mờ đục...

Khi có những triệu chứng như trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời.

Nhiều người việt nam mù cả hai mắt vì bệnh lý này mà không hề biết
Căn bệnh quái ác nào thường xuất hiện đột ngột vào chiều tối khiến hơn 11 triệu người mù mắt?

Một năm nữa, sẽ có tới 80 triệu người mắc căn bệnh này.

Bấm xem >>

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm