Bàn chân nhanh chóng bốc mùi khủng khiếp
Có thể bạn nghĩ rằng đi tất chỉ nhằm mục đích giữ cho giày không bị bẩ. Bởi thế, khi chân đã sạch thì cần gì đi tất nữa, đi chân không mà xỏ vào giày thôi là cũng ổn rồi.
Nhưng trên thực tế, bàn chân của bạn có thể sản xuất 500ml mồ hôi mỗi ngày. Nếu so sánh thì còn nhiều hơn 1 chút so với chai soda bạn mua ở cửa hàng tạp hoá, hay nói cách khác, mồ hôi cũng là chất lỏng và dù chất lỏng đó có vô trùng đi nữa thì khi nó thấm trực tiếp vào giày của bạn thì cũng là một điều tồi tệ.
Chân có thể bị tổn thương
Không đi tất cũng có thể làm tổn thương đôi chân bởi nhiều đôi giày không được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với chân. Bạn có thể dễ bị phồng rộp chân sau 1 ngày đi giày mà không đi tất. Không chỉ sưng và đau mà còn có thể khiến vết thương hở trên chân tiếp xúc vào đôi giày chứa vi khuẩn. Vi khuẩn trên giày dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương đó và dẫn đến nhiễm trùng khó chịu cho đôi chân.
Ngay cả khi bạn cố "nhồi" đôi bàn chân không có tất vào đôi giày của mình mà không bị chấn thương thì những thứ trong lót giày vẫn có thể gây rắc rối. Nhiều nghiên cứu cho rằng đi giày mà không có tất làm bạn có nguy cơ phát triển nhiễm nấm gọi là bệnh nấm mốc. Nấm men rất khó loại bỏ và có thể làm hỏng chân móng của bạn.
Dễ gây nhiễm trùng
Việc đi giày không mang tất còn làm tăng lực ma sát giữa da chân và giày nên dễ gây phồng rộp, tạo chai chân. Nếu không may bị xước da, bạn còn có nguy cơ nhiễm trùng.
Làm thế nào để từ bỏ thói quen đi giày không đi tất?
- Dùng xịt khử mùi để xịt lên bàn chân trước khi đi giày
- Không đi một đôi giày nhiều ngày liền
- Sau khi đi, bạn nên giặt và phơi khô trong 48 tiếng nhằm ngăn vi khuẩn phát triển trong giày
- Dùng túi trà khô đặt bên trong để hấp thụ hết mồ hôi và mùi khó chịu
- Rửa và lau khô chân sau khi đi giày không có tất
- Nếu cảm thấy đau sau khi đi giày, bạn không nên tiếp tục sử dụng nữa.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet