Ý tưởng bắt nguồn từ tính chất trời rạc của các hạt nước trong mưa, và con người chỉ nhìn thấy vật thể khi có ánh sáng phản xạ từ vật thể đó chiếu tới mắt. Dựa trên nguyên lý này, các nhà nghiên cứu tại Carnegie Mellon phát triển một hệ thống đèn pha có khả năng hạn chế tia sáng chiếu tới các hạt nước phía trước đèn khiến chúng gần như biến mất trong đêm trước mắt người quan sát.
Hệ thống đặc biệt gồm một camera tốc độ cao có khả năng tính toán chính xác vị trí hạt nước khi chúng rơi xuống trong vòng vài mili-giây. Bộ điều khiển trung tâm theo đó khử đi các tia sáng chiếu tới những hạt nước này.
Bộ điều khiển trung tâm theo đó khử đi các tia sáng chiếu tới hạt nước. |
"Trong mưa bão, hệ thống đèn pha này sẽ giúp tài xế có cảm giác giống như đang đi dưới mưa phùn. Mắt thường sẽ không nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Bởi các hạt mưa không bị soi sáng nên lái xe không nhìn thấy mưa hoặc tuyết”, Phó giáo sư ngành robot Srinivasa Narasimhan nói.
Các nhà khoa học có thể điều chỉnh rọi sáng của đèn pha trong vòng 13 mili-giây. Tốc độ đó đủ đệ loại bỏ khoảng 70 -80% số lượng hạt nước trong mưa, cường độ chiếu sáng trung bình của đèn giảm 5-6%.
Một ưu điểm khác của hệ thống này là có thể phát hiện mắt của tài xế lái xe theo hướng ngược chiều và loại bỏ các tia sáng chiếu tới. Vì thế sẽ không cần phải thay đổi chế độ pha, cốt khi đi trên đường.
Narasimhan cho biết, nhóm nghiên cứu cần giảm thời gian phản ứng xuống một nửa nếu để đèn đạt được hiệu quả trong điều kiện tuyết rơi và mưa đá tốc độ cao.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận rằng hệ thống đèn pha này chỉ giảm chứ không loại bỏ được hoàn toàn tất cả các hạt nước khỏi tầm nhìn của lái xe. Theo người phát ngôn của trường, các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng họ sẽ tạo ra hệ thống đầu tiên lắp được trên xe trong vòng 3 năm tới.
>> Video nguyên lý hoạt động đèn pha thông minh |
Thế Hoàng
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet