Nội dung
Liệu một món ăn được cho là kinh khủng và đầy tội lỗi có tiếp tục tồn tại để duy trì một nét văn hóa truyền thống?

Nói về sự tinh tế và danh tiếng trong nghệ thuật ẩm thực thì khó có một quốc gia nào sánh bằng Pháp. Kể cả nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm thấy ở bất cứ nơi đâu hay quý hiếm đắt tiền, thậm chí cả những thứ không ai nghĩ có thể chế biến thành thức ăn, tất cả đều trở thành một tuyệt tác qua đôi bàn tay của người đầu bếp Pháp.

Nhưng không phải khi nào nghệ thuật ẩm thực cũng được ủng hộ, như trường hợp của món chim họa mi – món ăn gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử ẩm thực nước Pháp.

Đầu bếp và thực khách bị coi là mất nhân tính khi dùng món ăn này
Họa mi là một giống chim nhỏ bé, nằm gọn trong lòng bàn tay con người. (Ảnh: Internet)

Họa mi là một giống chim nhỏ bé, nằm gọn trong lòng bàn tay con người. Chúng tập trung sinh sống ở một số vùng ấm áp của châu Âu như miền Nam nước Pháp, Ý, Tây Ban NhaHy Lạp. Vào mùa hè, họa mi săn côn trùng, vào những mùa khác, chúng nhặt nhạnh ngũ cốc và các loại hạt trên mặt đất. Không có ngoại hình tuyệt đẹp, cũng không quá nổi trội về tiếng hót, nhưng chim họa mi gây chú ý với các đầu bếp Pháp từ thời xa xưa bởi chúng thật sự là "nữ hoàng bàn tiệc" – một món ăn xa xỉ và quý tộc.

Món ăn này xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, là một trong những món có thể thỏa mãn khẩu vị cao cấp của các vị hoàng đế nước Pháp. Nhưng về sau, trong suốt những năm 1970 và 1980, số chim họa mi ở Pháp đã giảm đáng kể bởi những kẻ săn trộm đã bắt số lượng lớn nhằm cung cấp cho các nhà hàng.

Đầu bếp và thực khách bị coi là mất nhân tính khi dùng món ăn này
Họ nhỏ những giọt rượu vào chiếc cổ họng bé nhỏ của loài chim này nhằm làm cho chúng đạt kích thước gấp đôi. (Ảnh: Internet)

Theo Liên minh Bảo vệ các loài chim ở Pháp, số chim họa mi đã giảm 30% từ năm 1997 đến 2007, với 30.000 con chim bị giết mỗi năm chỉ trong vùng Aquitaine. Trước tình hình đó, đến năm 2007, Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ nghiêm khắc thi hành một số quy định hiện hành về việc cấm săn bắn và giết giống chim này với mức phạt tối đa lên đến 154 triệu đồng (4.800 bảng Anh) cho mỗi lần vi phạm. Sau đó, luật cấm săn bắn chim họa mi để làm thịt được ban hành trên toàn các nước thuộc khối EU.

Nguyên nhân gây tranh cãi về món ăn này không chỉ đơn giản nằm ở sự khan hiếm của chim họa mi tại Pháp. Nó còn nằm ở cách thức săn bắn và giết chim khá tàn nhẫn. Những kẻ săn bắt sẽ đặt bẫy trên các cánh đồng để săn trọn cả bầy chim vào mùa di cư, sau đó đặt chúng vào hộp vừa kín vừa tối trong vòng 21 ngày. Từ đây, những hình thức ép chim tăng trọng dã man nhất bắt đầu. Họ nhỏ những giọt rượu vào chiếc cổ họng bé nhỏ của loài chim này nhằm làm cho chúng đạt kích thước gấp đôi. Thậm chí, vào thời La Mã cổ đại, những người đầu bếp còn chọc mù đôi mắt của chim để chúng ăn nhiều hơn vì nghĩ rằng trời đã tối, đã đến lúc săn mồi.

Đầu bếp và thực khách bị coi là mất nhân tính khi dùng món ăn này
Nguyên nhân gây tranh cãi về món ăn này không chỉ đơn giản nằm ở sự khan hiếm của chim họa mi ở Pháp mà còn ở cách chế biến rất tàn nhẫn. (Ảnh: Internet)

Để kết liễu cuộc sống đầy đau đớn của những con chim đã được vỗ béo, người đầu bếp sẽ dìm chúng trong rượu Armagnac và để chúng đón nhận cái chết một cách từ từ. Những người đầu bếp Pháp cho rằng hành động này vẫn còn khá “nhân đạo” so với việc ném hẳn một con tôm hùm còn sống vào nước sôi hay nhét ống kim loại vào họng của một con ngỗng để có nguyên liệu hoàn hảo cho món gan ngỗng trứ danh.

Thưởng thức món ăn kì quái này cũng là một điều… kì quặc không kém. Người ăn phải dùng một tấm vải trắng và trùm đầu mình lại, sau đó cho nguyên con chim vào miệng và nhai từ từ. Người ta dùng tấm vải trắng che đầu, một phần vì tin rằng việc làm này sẽ giúp họ tránh ánh nhìn của Chúa, một phần như che đậy cảm giác xấu hổ khi ăn thịt sinh linh bé nhỏ, xinh đẹp và vô tội.

Đầu bếp và thực khách bị coi là mất nhân tính khi dùng món ăn này
Nghi thức kì lạ khi dùng món ăn gây tranh cãi này. (Ảnh: Internet)

Những mẩu xương, thớ thịt nhỏ bé của loài chim này dần vụn vỡ. Có mùi thơm tựa như hạt dẻ, vị ngọt tự nhiên và béo không tưởng được của các phần nội tạng hòa trộn chung với phần thịt chính là nguyên nhân khiến nhiều người vẫn bất chấp thưởng thức món ăn này, mặc dù bị cho là vô nhân tính.

Đầu bếp và thực khách bị coi là mất nhân tính khi dùng món ăn này
Michel Guérard (trái) và Jean Coussau là 2 trong số những đầu bếp Pháp kêu gọi bỏ lệnh cấm giết chim họa mi làm thức ăn. (Ảnh: Internet)

Gần đây, một nhóm các đầu bếp danh tiếng ở Pháp lên tiếng phản đối lệnh cấm săn bắt và giết thịt chim họa mi. Họ cho rằng món ăn này thật sự là một nét đặc sắc trong nền văn hóa ẩm thực Pháp từ thời xa xưa, cần được gìn giữ và lưu truyền. Alain Ducasse – đầu bếp huyền thoại với 18 sao Michelin, và nhiều đầu bếp danh tiếng khác ở Pháp đã bắt đầu chiến dịch kêu gọi bảo tồn nghệ thuật ẩm thực này.

Chiến dịch này tất nhiên vấp phải sự phản đối gay gắt của những nhà hoạt động môi trường. Allain Bougrain Dubourg, Chủ tịch Liên minh Bảo vệ chim của Pháp cho rằng những người đầu bếp này cổ hủ và không phù hợp với thực tiễn của thế kỉ 21. “Họ không làm điều này vì ẩm thực, mà chỉ muốn nâng cao hình ảnh bản thân thôi” – ông Allain nói. 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

‘Sốc’ đồ ăn Italia bị đưa vào sách đỏ

Ngày 23/4 vừa qua, Viện Hàn lâm Ẩm thực Italia (thành lập từ năm 1953) đã gióng tiếng chuông báo động về việc thức ăn Italia bị cạnh tranh ngay chính trên sân nhà. Tại nước này, hiện nay đầy rẫy bánh humbeger của Mỹ, susi của Nhật, couscous của Tunisia, cà ry của Ấn Độ và cả phở của VN...

Xem thêm  

Thơm ngon cá trứng

Cá trứng nướng muối ớt, rán vàng, sốt chua cay, kho thịt nghệ... đều rất ngon và không mất nhiều thời gian chế biến. Bạn thử trổ tài qua những hướng dẫn dưới đây nhé.

Xem thêm  

Các món ăn gợi nhớ tuổi thơ 8x

Tuy chỉ vài trăm đồng là đã có thể mua được những món quà vặt khoái khẩu, nhưng đó cũng là một số tiền lốn với đám trẻ con thời bấy giờ. Chính bởi sự hiếm và thèm nên những món quà vặt...

Xem thêm  

Ngao du miền tây và khám phá ẩm thực...

Miền tây luôn là lựa chọn hàng đầu cho dân '' Phượt " nhưng chỉ phượt không thì chưa đủ phải thưởng thức các món ăn đặc sản thì bạn mới thật sự trải nghiệm đầy đủ về miền tây. Sau đây...

Xem thêm  

Nấm tươi ngon mắt, nguy hiểm rình rập

Ở hầu khắp các chợ đầu mối, chợ bán lẻ nấm tươi được chất đống lên sạp, không được bảo quản lạnh, nhiều loại có xuất xứ Trung Quốc không có hạn sử dụng. Các loại nấm tươi không rõ...

Xem thêm