Một trong những sự ganh đua hấp dẫn nhất trong lịch sử hiện đại là giữa Nikola Tesla và Thomas Edison. Cả hai nhà khoa học này đều được biết đến với việc phát minh ra vô số sản phẩm và tiên phong trong nền công nghệ mới, phần nhiều trong số đó vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay.
Hôm nay, hơn một thế kỷ sau đó, chúng ta có sự cạnh tranh giữa Android của google và iOS của Apple. Cũng giống như các nhà phát minh nói trên, hai nền tảng di động android và ios thúc đẩy một cuộc cách mạng mới. iOS đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những gì một hệ điều hành điện thoại thông minh hiện đại nên nhìn vào và hành động như thế; trong khi Android giành được trái tim của nhiều người bởi sự cởi mở và mang tới những trải nghiệm điện thoại thông minh với một loạt các mức giá khác nhau.
Theo thông tin từ các nhà sản xuất, iOS 8 và Android L sẽ chính thức ra mắt vào mùa thu năm nay. Tuy nhiên, phiên bản dùng thử của cả iOS 8 và Android L đã có mặt trên thị trường để các nhà phát triển trải nghiệm. Vậy thì tại sao lại không đặt iOS 8 Beta (trên iPhone 5S) và Android L Preview (trên điện thoại nexus ) lên "bàn cân" trong một số khía cạnh có thể so sánh với nhau.
Màn hình khóa và màn hình chủ
Màn hình khóa của Android L đã trải qua một số thay đổi đáng chú ý. Trước hết, thông báo hiển thị trong nháy mắt, ngay ở giữa màn hình, trái ngược với trước đây - khi mà người dùng phải kéo xuống bảng thông báo để đọc chúng. Đó là một tính năng được chào đón, mặc dù dường như nó được lấy cảm hứng từ cách xử lý các thông báo trên màn hình khóa của iOS 8.
Trên Android L, người dùng có thể chạm hai lần lên một thông báo để xem và lướt sang một bên để bỏ qua. Còn trên iOS 8, thao tác vút sang bên có thể được sử dụng để trả lời một email hoặc đánh dấu nó là đã đọc. Cả hai giải pháp này đều làm việc tốt.
Khi có một thông báo mới, màn hình của thiết bị iOS sẽ sáng trong vài giây, do đó cho phép người dùng đọc nó ngay lập tức. Điều này không xảy ra trên Android L, nhưng thay vào đó, một điện thoại hoặc máy tính bảng có đèn thông báo sẽ hỗ trợ người dùng nhận biết điều này.
Màn hình khóa Android L có một điều mà iOS còn thiếu - một phím tắt để gọi các ứng dụng trên điện thoại. Điều này cho phép người dùng quay số liên lạc với càng ít thao tác càng tốt. Tuy nhiên, cũng có một phím tắt cùng xuất hiện trên màn hình khóa của cả hai nền tảng ", đó là một phím tắt máy ảnh.
Android L không còn hỗ trợ widget trên màn hình khóa. Tuy nhiên, màn hình khóa khá trực quan để thiết lập và sử dụng. Có lẽ Google muốn giảm sự lộn xộn của màn hình khóa, hoặc chỉ đơn giản là giải phóng không gian cho các phím tắt mới. Ngược lại, iOS 8 hỗ trợ đưa các biểu tượng ứng dụng bên thứ ba vào bảng thông báo, và chúng sẽ được truy cập từ màn hình khóa bằng cách kéo xuống.
Mỗi lần vào màn hình chủ của Android L, tất cả mọi thứ trông khá giống trong Android KitKat. Màn hình chủ iOS 8 thì không có thay đổi gì, trông vẫn tối giản và trực quan để điều hướng như trước. Tóm lại, Android L sẽ hấp dẫn những người thích cá nhân hóa thiết bị của họ, trong khi tính năng cá nhân hóa trên iOS 8 là khá hạn chế.
Bảng thông báo, điều khiển nhanh, đa nhiệm
"Đại tu" trung tâm thông báo là một trong những cải tiến đáng kể được đưa ra bởi Android L. Thông báo quan trọng được đẩy lên đầu danh sách, trong khi những thứ không quan trọng được đẩy xuống. Chẳng hạn, thông báo email xuất hiện ở đầu trang, trong khi thông báo cài đặt ứng dụng được ưu tiên thấp.
Cách apple thiết kế trung tâm thông báo của iOS 8 có một chút khác biệt. Kéo bảng điều khiển từ trên xuống sẽ liệt kê lịch trình của người sử dụng hàng ngày và dự báo thời tiết, bất cứ điều gì mà các ứng dụng đã được kích hoạt, cùng một ít thông tin khác. Còn các thông báo được gom trong một thẻ riêng biệt, nhóm theo ứng dụng, và thứ tự liệt kê có thể được thay đổi từ menu cài đặt.
Android L bao gồm một menu điều khiển nhanh được thiết kế lại, được đặt trong bảng điều khiển kéo xuống như trước đây. Tuy nhiên, Google đã bỏ tính năng "swipe" hai ngón tay xuống để truy cập vào bảng điều khiển. Dù sao, bảng điều khiển mới không chỉ tìm kiếm tốt hơn, mà nó còn mang tới nhiều chức năng hơn với màn hình thiết lập độ sáng, một chuyển đổi để khóa màn hình tự xoay.
Trung tâm kiểm soát của iOS cũng khá tuyệt vời. Có thể truy cập từ bất kỳ màn hình nào, nó cũng cho phép dễ dàng thiết lập độ sáng màn hình, bật tắt Wi-Fi, điều khiển nghe nhạc, và nhiều hơn nữa.
Trong khi Android L lần đầu tiên thay đổi khả năng hiển thị danh sách ứng dụng chồng lên nhau thay vì theo các cột khá nhàm chán, thì iOS cũng đã hỗ trợ đa nhiệm khá tốt. Tuy nhiên, việc chỉ cho phép hiển thị tối đa 3 thẻ ứng dụng khi ở chế độ đa nhiệm ở Android L sẽ khiến người dùng phải tốn thêm thời gian chuyển đổi qua lại.
Bàn phím
Bàn phím Android L được thiết kế lại để hoạt động nhanh, chính xác hơn, và nó cũng khá trực quan. Tuy nhiên, ở góc độ chức năng, bàn phím của Android L dường như không khác nhiều so với các bàn phím Android mà chúng ta đã biết. Như trước kia, nó hỗ trợ dự đoán từ tự động một cách chính xác, biểu tượng cảm xúc cũng có mặt.
Với iOS 8, Apple đã bổ sung tính năng dự đoán từ thông minh với bàn phím cổ của nó, theo một thuật toán có tính đến bối cảnh của cuộc trò chuyện và học hỏi dần để cung cấp dự đoán tốt hơn. Nhưng trong trường hợp bạn không hài lòng với giải pháp của Apple, bạn có thể cài đặt một bộ bàn phím ảo của bên thứ ba để thay thế.
Tìm kiếm, lệnh bằng giọng nói
Kể từ Android 4.4, người dùng đã có thể gọi tính năng nhận diện giọng nói bằng lệnh "OK, Google" khi đang ở màn hình chủ. Tuy nhiên, kể từ phiên bản Android L, lệnh này có thể được gọi khi đang ở bất kỳ màn hình nào, kể cả màn hình khóa. Trong khi đó, Siri trên iOS thì có lệnh "Hey, Siri", nhưng chỉ hoạt động khi bạn cắm thiết bị vào một nguồn điện; còn không, bạn chỉ có thể "trò chuyện" với Siri khi đã mở nó lên trước.
Trên Android L, thanh tìm kiếm Google được đặt vĩnh viễn trên đầu màn hình chủ, giống như trước đây. Mặc dù nó khá chiếm không gian màn hình, nhưng bù lại nó cho phép tìm kiếm trên internet, tìm một số liên lạc, hoặc tìm kiếm một ứng dụng được cài đặt trên thiết bị. Trong khi đó, công cụ tìm kiếm Spotlight trên iOS 8 có thể truy cập với một thao tác "swipe" xuống ở giữa màn hình chủ, rất linh hoạt. Trong thực tế, nó có thể được sử dụng để tìm kiếm trên internet, hộp thư của người dùng, địa chỉ liên lạc, cài đặt danh sách các ứng dụng, và cũng sẽ hiển thị các kết quả từ trang Wikipedia, cửa hàng iTunes,...
Máy ảnh, thư viện ảnh
Android L sử dụng Google Camera như ứng dụng máy ảnh mặc định. Nói chung, nó là một ứng dụng tuyệt vời và dễ sử dụng. Nhiếp ảnh gia sẽ không tìm thấy tùy chỉnh ISO và điều khiển tốc độ màn trập, nhưng người bình thường nên hài lòng với chế độ máy ảnh tích hợp. Chúng bao gồm Lens Blur, Photo Sphere, HDR và Panorama. Trên iOS 8, người dùng có tùy chọn để quay video nâng cao. So với Google Camera, ứng dụng chụp ảnh trên iOS 8 không hề thua kém.
Hình ảnh trong Android L được tổ chức trong hai thẻ riêng biệt - một có chứa tất cả các hình ảnh và một là nhãn "Nổi bật", có thể sắp xếp hình ảnh trong album theo ngày. Ứng dụng quản lý hình ảnh có thể tự động sao lưu lên thư viện ảnh của bạn lên "đám mây". Đối với công cụ chỉnh sửa của nó, có rất nhiều tính năng, từ cơ bản như xoay, cắt,... và nâng cao như các bộ lọc hình ảnh, khung hình và các hiệu ứng.
Còn khi nhắc tới tính năng, ứng dụng Photos trên iOS 8 có gần như tất cả những gì mà một người dùng phổ thông cần, tuy nhiên công cụ chỉnh sửa ảnh không thể sánh bằng ứng dụng trên Android L. Hình ảnh được sắp xếp dễ dàng theo thời gian và ngày thực hiện quản lý, có thể sao lưu lên "đám mây" để lưu trữ cho an toàn.
Kết luận
Theo thông tin từ Google và Apple thì Android L và iOS 8 phiên bản chính thức sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay, còn hiện tại chỉ là phiên bản dùng thử. Ở phiên bản chính thức, có thể chúng sẽ được tinh chỉnh lại và người dùng cần thêm thời gian chờ đợi.
Hiện tại có thể thấy Android L mang tới nhiều thay đổi trong thiết kế giao diện, như trình đơn điều khiển nhanh, các ứng dụng điện thoại được cải thiện và làm thế nào để các thông báo được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Ngoài ra, Android đã học được một vài thứ từ iOS. Tương tự như vậy, iOS đã đồng hóa một số ý tưởng từ Android, chẳng hạn như cho phép nhận thông báo của các ứng dụng bên thứ ba trên màn hình khóa, được cài đặt bàn phím ảo của bên thứ ba.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet