Nội dung
Bệnh nhi Đ.K.N (7 tháng tuổi) mắc bệnh tay chân miệng nặng độ 4 vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống.

Trước đó, vào sáng 15/5, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bệnh nhi N, trong tình trạng sốc, khó thở, tím tái, trụy mạch và có biểu hiện mất nước nặng, nguy cơ tử vong rất cao.

Theo mẹ bệnh nhi kể, cháu đã điều trị bệnh viêm phế quản bằng uống kháng sinh tại nhà được 5 ngày, mới dừng thuốc được 1 ngày thì cháu sốt cao liên tục 39-40oC, kèm theo đó là đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Tại bệnh viện, qua thăm khám, các bác sỹ phát hiện lòng bàn chân của bệnh nhi có vài nốt phát ban đỏ. Tại đây, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, các bác sỹ đã khẳng định, bênh nhi mắc bệnh tay chân miệng độ 4.  Ngay sau đó, bệnh nhi nhanh chóng được điều trị lọc máu theo phác đồ điều trị bệnh tay  chân miệng của Bộ Y tế.

Cứu sống bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng nhất từ đầu năm

Bệnh nhi K.N đang điều trị tại bệnh viện. (Ảnh: BS cung cấp)

Đến nay, sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch, sức khỏe tiến triển rất tốt. Bệnh nhi ngừng lọc máu, tình trạng suy hô hấp đã cải thiện, rút nội khí quản, thở oxy, cắt thuốc vận mạch. Cháu vẫn đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại bệnh viện.

Trước đó, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế nhận định, bệnh tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Theo ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cùng bệnh tay chân miệng nhưng typ virus gây bệnh tay chân miệng ở miền Nam nguy hiểm hơn ở miền Bắc.  Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua đường tiêu hóa. Bệnh do virus gây ra. Bệnh có thể gây biến chứng nặng nề về thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong.

Ông Hải cho biết, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ có độ tuổi dưới 3 tuổi. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương da và niêm mạc như: loét miệng, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu thấy trẻ có dấu hiệu nặng như sốt cao, nôn nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, mạch nhanh không tương xứng với thân nhiệt cần cho trẻ đi khám ngay.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Bí quyết chữa chứng nghiến răng hiệu quả

Nghiến răng không những gây tiếng động khó chịu cho người cùng giường mà còn có thể gây đau đầu, đau quai hàm và mòn răng. Ngoài ra, không có phác đồ nào cho tất cả trường hợp vì nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm