Nội dung

Anh V. cho biết năm 2002, anh và vợ chồng chị N. quen biết và cùng mở phòng tranh làm chung. Năm 2009, buồn chuyện gia đình, chị tìm đến anh tâm sự. Anh V. kể: “Cuối năm, N. đặt vấn đề: “Vợ chồng em sống với nhau đã lâu mà không có con. Em muốn xin anh một đứa con”. Tôi không đồng ý vì nghĩ đến danh dự và mối quan hệ của ba chúng tôi”.

Ai cũng nhận là cha

Năm 2010, bé Q. chào đời, trong giấy khai sinh ghi anh L. (chồng chị N.) là cha. Năm 2012, chị N. phát hiện mình bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Anh V. kể: “Biết không thể qua khỏi, N. gặp tôi nói: “Bé Q. là con anh. Anh hãy làm tròn trách nhiệm của một người cha”. Khi nghe cô ấy nói như thế, tôi không tin. Đến khi cầm kết quả giám định ADN trên tay, tôi vừa vui, vừa cảm thấy dày vò về lương tâm, đạo đức. Trong chuyện này, tôi là người có lỗi rất nhiều. Nhưng nghĩ đến con gái đang mồ côi mẹ, tình cảm người cha trong tôi không khỏi thôi thúc”.

Một năm sau, hai người đàn ông ngồi lại nói chuyện với nhau. Anh V. đã kể cho anh L. biết toàn bộ sự thật và mong mình sẽ được làm cha của bé Q. một cách hợp pháp nhưng anh L. không đồng ý. Anh L. cho rằng anh V. làm như vậy chẳng qua chỉ muốn được chia tài sản mà chị N. để lại.

Nhiều lần thương lượng không được, anh V. nộp đơn ra tòa với yêu cầu xác định mình là cha của bé Q. Hồ sơ khởi kiện có kèm theo kết quả giám định ADN anh là cha của đứa bé. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả có giá trị tham khảo, không có giá trị tố tụng nên sau khi thụ lý vụ án vào tháng 10-2014, TAND quận 4 yêu cầu ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc anh L. đưa cháu Q. đến Phân viện Khoa học hình sự - Bộ Công an tại TP.HCM để lấy mẫu vật giám định ADN. Nhưng đến nay anh L. không chấp hành.

Cuộc chiến giành con của hai người đàn ông

"Yêu cầu đi giám định ADN là xúc phạm tôi"

Anh V. kể khi chị N. sinh con gái, anh và vợ chồng chị vẫn còn làm chung. “Anh V. nói: “Mỗi khi bé không chịu ngủ, mè nheo không cho ai bế, tôi ôm ru là ngủ ngon lành. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ bé quý mến mình. Từ ngày tôi đưa đơn ra tòa thì không còn được gặp con như trước nữa. Tôi rất nhớ con…”.

Mỗi lần nhớ bé Q., anh V. phải đến trường, chờ lúc bé tan học để gặp một lát. Có hôm đến trường không thấy, chạy qua nhà anh L. thì thấy bé Q. vừa được đón về nhưng cánh cổng đã kịp đóng lại. Anh chỉ biết quyến luyến nắm tay bé Q. qua khe hở của song cửa sắt. Có những đêm anh V. chạy đến nhà anh L. chờ bé Q. lướt qua khung cửa sổ đang mở để nhìn cho đỡ nhớ…

Trao đổi với chúng tôi về lý do không đưa cháu bé đi giám định, anh L. nói: “Giờ tôi đưa con đi giám định ADN thì có nghĩa là không tin vợ tôi. Tôi muốn để cô ấy yên nghỉ. V. là nguyên đơn trong vụ án, để chứng minh mình là cha của bé Q. thì phải có nghĩa vụ cung cấp những bằng chứng cho tòa. Tôi không làm gì trái với pháp luật cả.Tôi cũng đã đáp ứng các yêu cầu của tòa. Tòa mời lên lấy thông tin tôi cũng lên, mời lên hòa giải tôi cũng lên. Lần hòa giải mới đây, tôi cũng đã đồng ý để cho anh V. cùng tôi nuôi bé Q. nhưng sau đó anh ta lại không đồng ý nữa. Anh ta muốn mình phải là cha của bé Q. một cách hợp pháp. Yêu cầu đó là quá đáng và xúc phạm tôi”.

Đang xin ý kiến của TAND TP.HCM

Bà Lê Thị Hằng, Phó Chánh án TAND quận 4, cho biết vụ kiện của anh V. tòa đã thụ lý từ năm 2013. Nhiều lần tòa đã đưa vụ án ra hòa giải nhưng bất thành vì các đương sự ai cũng rất căng, ai cũng cho rằng mình là cha đứa bé. Vụ án đang bế tắc vì phía anh L. không chịu đưa cháu bé đi giám định ADN và từ chối thực hiện các thủ tục tòa đưa ra.

Bà Hằng nói: “Vụ án thì rất đơn giản, chỉ cần phía anh L. đồng ý đi xác định ADN sẽ biết ai là cha của bé Q. ngay. Nhưng do hiện nay phía bị đơn không chịu làm theo những thủ tục mà tòa yêu cầu nên làm vụ án kéo dài. Nếu phía anh L. nhất định không chịu thực hiện các thủ tục mà tòa yêu cầu thì xem như bỏ quyền lợi của mình. Lúc đó, tòa sẽ căn cứ theo các bằng chứng bên nguyên đơn cung cấp để xét xử. Tuy nhiên, hiện nay tòa đang xin ý kiến của TAND TP để đưa ra cách giải quyết hợp lý”.

__________________________

Tôi là người có lỗi. Tuy nhiên, với bản năng làm cha, ai cũng muốn được nuôi dưỡng, chăm sóc con mình và tôi không là ngoại lệ. Nhìn bé Q. gần năm tuổi rồi mà chỉ mới 15 kg, lại bị bệnh viêm phế quản phải điều trị kéo dài, tôi đau lòng lắm. Tôi còn lo hơn khi bé ngày càng lớn mà sống với một người không phải là cha mình...

Anh V., người tự nhận mình là cha bé Q.


Tôi không đưa cháu đi giám định vì rất tin tưởng vợ tôi. Nếu cô ấy ngoại tình thì sẽ chọn người nào đó hơn chồng mình chứ không phải một người làm công như V. Con gái tôi phải chịu cảnh mồ côi mẹ khi chỉ mới hai tuổi là một mất mát rất lớn. Hơn hai năm qua, tôi đã vừa phải làm cha, vừa làm mẹ. Tình cảnh đơn chiếc của cha con tôi như thế là quá đủ rồi. Bây giờ đừng ai gieo thêm nỗi đau vào con bé nữa. Tôi sẽ bảo vệ con bé đến cùng.

Anh L., người được ghi là cha của bé Q. trên giấy khai sinh

beforeAfter('.before-after');
.tacgia, .tacgia a {color: #999;font-weight: normal;padding-top: 10px;display: inline-block;}.tacgia .pencil{padding-right: 18px;height: 14px;background-position: -57px 0;display: inline;margin-right: 5px;background-image: url('http://kenh143.vcmedia.vn/skin/icons.png');background-repeat: no-repeat;}
 
Theo Phapluattp.vn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Đi xe SH mới là đẳng cấp

"Trên thế giới chẳng còn nước nào quan tâm đến xe hai bánh, nó chỉ được coi là phương tiện 'thể thao nguy hiểm'. Ở ta vẫn quan trọng hóa vấn đề, rằng nó thể hiện đẳng cấp của người đi, thật...

Xem thêm  

10 status ấn tượng trong tuần trên Facebook

'Già rồi hãy sống và làm những điều mình yêu thích, đơn giản vì mình không còn nhiều thời gian', Kỳ Duyên viết. Status số 1 "Người đàn ông mang đến hoa hồng chỉ để vui chứ không nên quá coi trọng....

Xem thêm