Cornering ABS hoạt động như thế nào?
Và sau đó điều chỉnh tăng áp suất dầu từ từ để người lái kiểm soát tốc độ dừng xe một cách chậm rãi và không bị đột ngột khi sử dụng phanh gấp trong tình huống trên. Đặc biệt khi chạy trên đường thẳng, ABS sẽ không có tác dụng nhiều hoặc nhược điểm là tăng quãng đường phanh dài hơn so với phanh không can thiệp ABS (trường hợp bánh xe không bị bó cứng).
Và nếu phanh gấp khi vào cua, hệ thống ABS truyền thống chỉ có thể dựa vào tốc độ quay của bánh trước và sau để can thiệp vào áp suất dầu của phanh xe và dường như vẫn chưa đủ để giúp người cầm lái kiểm soát ổn định chiếc xe. Do đó khả năng xử lý của ABS truyền thống là kém hơn hẳn khi vào cua và hoạt động nhanh hơn so với trên đường thẳng, điều này dẫn đến phần đầu xe mất ổn định và gây nguy hiểm cho người lái khá cao.
Hiểu được điều đó, hệ thống ABS đời mới đã được thay đổi tần suất nặng-nhẹ để tăng-giảm lực phanh nhằm phù hợp với tốc độ khi vào cua của chiếc xe, từ đó hệ thống Cornering ABS ra đời.
Cornering ABS sẽ lấy thông tin từ cảm biến IMU và thông tin góc nghiêng của chiếc xe, lực ly tâm với tốc độ, tỷ lệ mở của bướm ga, sau đó hệ thống này sẽ can thiệp để thay đổi tần số hay mức độ nặng-nhẹ của áp suất dầu từ hệ thống phanh ở cả phía trước và sau để ổn định chiếc xe trong khi vào cua.
Có thể kết luận rằng Cornering ABS có nguyên lý hoạt động dựa vào việc giảm / tăng áp suất dầu phanh thường xuyên để ngăn bánh xe không bị bó cứng khi phanh gấp tương tự ABS truyền thống. Nhưng nó thông minh hơn ở chỗ có thể thay đổi tần suất can thiệp việc giảm / tăng áp suất dầu phanh, nhằm phù hợp với tốc độ khi xe vào góc cua và giúp chiếc xe ổn định hơn và không chệch khỏi đường đi khi ra hết cua.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet