Nội dung

- Tuần lễ Thời trang xuân hè 2014 vừa khép lại, bộ sưu tập thuộc dòng haute couture lấy ý tưởng từ loài hồng hạc của anh để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Anh đã thực hiện bộ sưu tập này thế nào?

- Đây là bộ sưu tập tôi rất tâm đắc. Trong một chuyến du lịch, hình ảnh của loài chim quý này đã gây cho tôi những cảm xúc rất mạnh. Những cánh chim hồng hạc vút bay về trời quả thật rất đẹp. Chính tinh thần thoải mái, tự do của chúng khiến tôi quyết định tạo nên những bộ trang phục mới này.

Tôi đã mất nhiều tháng để đi tìm chất liệu riêng và quý cho nó, đồng thời tìm ra hình ảnh, góc cạnh đẹp nhất của loài hồng hạc. Cuối cùng, tôi sử dụng lưới dệt trong suốt, kỹ thuật in hình ảnh hiện đại, hiệu ứng các lớp tạo nên sự chuyển động bồng bềnh, nhẹ nhàng của loài chim.

Được làm bằng tay nên một sản phẩm thuộc dòng Haute Couture tiêu tốn khá nhiều thời gian của nhà thiết kế. Trong quá trình thực hiện một bộ đồ Haute Couture, phần nào khiến anh mất nhiều công sức nhất?

- Phần kỳ công nhất phải làm hoàn toàn bằng tay là phần đính ngọc trai dày đặc trên trang phục, tạo nên hình ảnh quy tụ của loài chim. Khi bầy hồng hạc tập trung lại với nhau, tôi tưởng tượng chúng giống như những viên ngọc lấp lánh, tạo thành vệt sáng dài bao phủ cánh đồng rất đẹp. Để lột tả được chân thực màu sắc tự nhiên của hồng hạc, các hạt ngọc trai với đủ loại kích thước cũng được nhuộm màu thật chuẩn. Phải mất ba tháng, tôi mới hoàn thiện xong tác phẩm.

Công khanh đụng ý tưởng với minh hạnh cũng là may mắn

Bộ sưu tập dòng Ready to wear (trên) và dòng Haute Couture của Công Khanh trong Vietnam Fashion Week Spring Summer 2014. Ảnh: Nhật Minh.

- Anh ra mắt hai dòng sản phẩm trong cùng một tuần thời trang. Bộ Ready to wear là thời trang đường phố với túi hộp thể thao. Còn đồ Haute Couture lại thể hiện sự mềm mại, bay bổng của chim hồng hạc. Có ý kiến cho rằng, hai bộ sưu tập này dường như không ăn nhập, liên kết gì với nhau trong cùng phong cách của một nhà thiết kế. Anh nghĩ sao?

- Có những sự đồng điệu không thể nhìn bằng mắt, mà phải cảm nhận bằng trái tim, bằng tâm hồn. Tính liên kết giữa hai bộ sưu tập của tôi nằm ở tinh thần của loài chim. Bộ Ready to wear không định hình loài chim rõ rệt như bộ Haute Couture, mà nó là sự năng động, thể hiện đúng tinh thần thoải mái, tự do của hồng hạc. Nếu để ý kỹ, khán giả cũng nhận thấy họa tiết in lông vũ xuất hiện thấp thoáng trong trang phục, còn điểm nhấn chính là những chú chim được đúc bằng kim loại, đính rải rác ở cầu vai.

- võ công khanh thường được biết đến với những trang phục mang dáng dấp ma mị nhưng vẫn đầy nữ tính. Điều gì đã khiến anh trình làng thiết kế ứng dụng mang phong cách unisex mạnh mẽ, khỏe khoắn?

- Lần này, tôi rũ bỏ hoàn toàn vẻ ma mị, cách pha màu chói thường sử dụng trước đây. Trên thế giới, trào lưu áo khoác thể thao, túi hộp trẻ trung hiện đại đang là xu hướng hot. Vì thế, tôi muốn có một trải nghiệm mới, muốn đưa xu hướng này đến người tiêu dùng Việt, đặc biệt là các bạn trẻ với các phom dáng khỏe khoắn, năng động.

- Với dòng Haute Couture, không hẹn mà gặp, cả anh và nhà thiết kế minh hạnh đều lấy hình ảnh loài chim hạc để tạo nên bộ sưu tập xuân hè 2014. Việc trùng ý tưởng này gây áp lực thế nào với anh?

- Đã là nhà thiết kế thì chẳng ai muốn trùng ý tưởng với nhau cả. Thật ra, gọi là trùng nhưng cũng có sự khác nhau. Nhà thiết kế Minh Hạnh nghiên cứu về bạch hạc, còn tôi làm về hồng hạc. Nhưng tôi nghĩ, việc trùng này cũng là may mắn để khán giả nhận ra rõ thế mạnh và tài năng của mỗi người. Tôi có cách thể hiện và xử lý riêng để không bị bộ sưu tập khác lấn át. Theo tôi, cả bộ của tôi và bộ của cô Minh Hạnh đều có nét riêng và thành công ở một khía cạnh nào đó khi cùng khai thác về loài chim quý.

Công khanh đụng ý tưởng với minh hạnh cũng là may mắn

Thiết kế của Công Khanh và Minh Hạnh (phải) đều lấy cảm hứng từ loài chim hạc. Tuy nhiên, phần thể hiện lại hoàn toàn khác nhau, mang đậm cá tính riêng của mỗi người. Ảnh: Nhật Minh.

- Theo anh, các bộ sưu tập cao cấp của những nhà thiết kế trong Vietnam Fashion Week lần này đã đạt đến trình độ "Haute Couture"?

- Mọi người hãy nhìn và tự cảm nhận. Những khách hàng dùng đồ Haute Couture đương nhiên phải là những người sành sỏi, hiểu biết và đẳng cấp bậc nhất. Chỉ cần sờ vào trang phục, họ sẽ biết ngay đó có phải đồ cao cấp hay không.
 
Nếu có dịp, mọi người nên đến gần và sờ vào trang phục thuộc dòng này. Chẳng nói đâu xa, hãy thử sờ vào trang phục Haute Couture của Minh Hạnh, nó thực sự rất cao cấp. Có thể mọi người nghĩ đó là chỉ là một mảnh vải thông thường, nhưng thực tế nó lại được dệt nên từ rất nhiều sợi chỉ làm bằng tay.

- Anh đánh giá thế nào về khả năng tiêu thụ dòng Haute Couture ở Việt Nam, khi mà khách hàng dùng dòng này trên toàn thế giới chiếm một số lượng ít ỏi?

- Tôi có những khách hàng thân thuộc để sử dụng những trang phục đó. Vì vậy tôi rất tự tin để làm nên những bộ trang phục đặc biệt, cao cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tôi có thể khẳng định, 99% những người dùng sản phẩm của tôi đều là người Việt, hoạt động nghệ thuật và có công việc tại nước ngoài. Có khách hàng tâm sự với tôi rằng, với vóc dáng của người Việt, khi mặc đồ hiệu nước ngoài sẽ không thể tỏa sáng được so với người phương Tây. Vì thế, họ muốn mặc trang phục cao cấp của Việt Nam để tạo một nét riêng, không lẫn vào bất kỳ ai cả. 

Công khanh đụng ý tưởng với minh hạnh cũng là may mắn

Nhà thiết kế Võ Công Khanh. Ảnh: Nhật Minh.

- Thời trang cao cấp luôn đắt đỏ và độc quyền. Vì vậy mà dòng sản phẩm Haute Courture thường không mang lại lợi nhuận nhiều cho các hãng thời trang, thậm chí còn gây thua lỗ. Anh làm thế nào để duy trì việc bán các thiết kế Haute Couture - điều mà người ta vẫn gọi là "bán giấc mơ" vô hình về vẻ đẹp của sự xa hoa, lộng lẫy?

- Không còn cách nào khác là phải nỗ lực hết mình để các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn. Nhà thiết kế của Chanel - Karl Lagerfeld - từng có một câu kinh điển: "Cao cấp là cái gì đó không ai khác có thể làm ra". Và tôi nghĩ rằng khách hàng của tôi sẽ cảm thấy hài lòng khi giá của nó hoàn toàn xứng đáng với sản phẩm mà họ sở hữu được. 

Ý Ly thực hiện

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục