Nội dung
Những chú chuột ăn no lúa béo múp míp đã chín rộm vàng, thịt ăn thì thơm ngon nhưng nhìn không phải ai cũng dám thử.
Đi khắp Nam Bộ mùa nước nổi, đâu đâu cũng có món thịt chuột đồng mời gọi khách, nhưng phải đến đất Cao Lãnh của Đồng Tháp, nơi nổi tiếng với món ngon đặc biệt này, tôi mới có dịp thưởng thức. Nghe chuột đã thấy ghê ghê nhưng vẫn muốn thử cho biết.
Hàng thịt chuột quay lu sáng nay đông khách vì đang vào mùa lúa, chuột đồng là đặc sản. 8h sáng, hàng mới bắt đầu bắc lò. Trong lúc chờ, tôi nhẩn nha uống trà và nghe chuyện người Đồng Tháp bắt chuột.
Chuột đồng quay lu béo ngậy đất đồng tháp
Chuột quay lu béo ngậy, vàng ruộm.
Chuột có nhiều loại, nhưng phải là những chú chuột sống ngoài đồng, ăn lúa mới dùng để quay, rán được vì thịt thơm, không bị hôi. Chuột để quay lu phải là những chú đã ăn no lúa chín, béo múp míp. Vì thế, chuột đồng sau mùa gặt béo múp là những chú chuột ngon nhất để quay lu.
Người dân sau mùa gặt quây đuổi chuột trên gò, giăng lưới để đôi khi lại đốt rơm hum khói. Có những con được thịt ngay giữa đồng để nhậu lai rai. Thịt chuột hun trong rơm rạ thơm mùi nắng, mùi sữa, ngon tuyệt.
Chuột bắt về khoảng 5 - 7 con/kg, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu. Chiếc lu này còn được gọi là mái đầm, tùy cỡ lu mà mỗi mẻ quay được khoảng từ 8 – 30 con. Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng.
Chuột đồng quay lu béo ngậy đất đồng tháp
Những chú chuột vào mùa lúa béo ngậy.
Tôi mở nắp lu, nhòm những chú chuột đồng đang chín vàng. Thấy vị khách ngoài Bắc hiếu kỳ nên chủ quán ưu tiên cho tôi thưởng thức chú chuột đồng chín đầu tiên. Khi gắp ra đĩa, nếu không bảo là chuột, dễ tưởng nhầm đó là một chú lợn “bao tử” vừa được quay. Mùi thơm hấp dẫn. Muối tiêu chanh và rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo được bày ra. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm. Không còn cảm giác ghê ghê ban đầu là ăn thịt chuột, chỉ thấy thịt chuột thật là ngon. Bởi thế, người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê”.
Ngồi trong quán, thấy lác đác có vài người đến lấy chuột. Mỗi con giá khoảng 35.000 đồng. Ai cũng ôm về ít nhất 2 chú chuột quay lu béo ngậy. Ngoài quay lu, chuột đồng còn được nướng hoặc hấp, nhưng quay lu có lẽ là ngon hơn cả và nhất định phải là chuột của mùa lúa tháng 9, tháng 10.
Chuột đồng quay lu béo ngậy đất đồng tháp
Chuột quay lu vừa ra lò.
Lần sau trở lại Đồng Tháp, tôi sẽ lại ghé quán để được ăn miếng thịt chuột đồng thơm ngon.
Bài và ảnh: Lam Linh​
vnexpress.net​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm