Nội dung
Ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã có cuộc trao đổi với PV Dân Việt về trường hợp bà Phan Thị Chanh chữa bệnh bằng... bắt tay, nghe hát ở Vĩnh Phúc.

Ông Nguyễn Huy Quang cho biết: - Về mặt khoa học, không có căn cứ nào chứng minh việc bắt tay chữa bệnh, uống thuốc “truyền tần sóng” mà chữa được bách bệnh, trong đó có nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư giai đoạn cuối, tự kỷ… Càng không có chuyện “xoay đổi giới tính thai nhi”.

Đây đều là mượn mê tín dị đoan để tuyên truyền bậy bạ, trục lợi cá nhân. Theo Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân, mọi việc khám chữa bệnh theo quy định thì cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề, cơ sở khám chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động, do Sở Y tế cấp. Việc khám chữa bệnh cũng phải sử dụng các biện pháp đã được pháp luật công nhận.

Việc bà Chanh không có chuyên môn, không được cấp phép và khám chữa bệnh bằng biện pháp phản khoa học, không được pháp luật thừa nhận là trái pháp luật, cần phải dẹp bỏ.

Chữa bệnh bằng bắt tay nghe hát bộ y tế nói gì

Bà Phan Thị Chanh (phải) vừa hát, vừa bắt tay để chữa bệnh.

Theo ông, hành vi khám chữa bệnh của bà Chanh sẽ bị xử phạt như thế nào?

"Việc để một cơ sở khám chữa bệnh vi phạm pháp luật tồn tại ngang nhiên và lâu như vậy, trách nhiệm thuộc về chính quyền cơ sở và Sở Y tế Vĩnh Phúc" - ông Nguyễn Quang Huy.

- Hành nghề không có chứng chỉ theo Nghị định 96/2011/ND-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh chữa bệnh sẽ bị xử phạt 10-15 triệu đồng. Tuy nhiên, theo Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (đang chờ Thủ tướng phê duyệt để ban hành trong tháng 11) hành vi này sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng.

Còn cơ sở hành nghề không có giấy phép hoạt động, theo nghị định 96 bị xử phạt 15-20 triệu đồng, nhưng nghị định mới phạt từ 50-70 triệu đồng. Việc hành nghề khám chữa bệnh lợi dụng mê tín dị đoan bị xử phạt từ 2-5 triệu đồng. Nếu tổng cộng tất cả các vi phạm, hành vi của bà Chanh theo Nghị định 96 thì bị xử phạt khoảng 30-40 triệu đồng, nhưng theo nghị định mới sẽ bị xử phạt khoảng 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, tại sao cả chính quyền xã Thanh Vân và Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc đều tỏ ra lúng túng, cho rằng thiếu căn cứ pháp lý và năng lực để dẹp bỏ?

Hành vi khám chữa bệnh không phép, không có chứng chỉ hành nghề, lại tuyên truyền hoang đường về khả năng chữa bệnh của bà Phan Thị Chanh, Bộ Y tế cực lực lên án. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nếu mê muội tin vào “thuốc tiên” và gây hoang mang dư luận. Bộ Y tế sẽ yêu cầu Sở Y tế Vĩnh Phúc kiểm tra, xử phạt đối với hành vi khám chữa bệnh này, giám sát không cho tái phạm”.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế)

- Cần phải đặt dấu hỏi lớn về năng lực, trách nhiệm quản lý và thực thi nhiệm vụ của chính quyền và Sở Y tế. Chúng ta có đủ cơ chế để xử phạt, có cả bộ máy lãnh đạo chính quyền, cán bộ y tế, công an, ban ngành hội mà lại bất lực, mà nhắm mắt làm ngơ, nói không biết hoặc thiếu căn cứ pháp lý được.

Còn nhân dân không hiểu thì chính quyền phải tổ chức tuyên truyền, thuyết phục người dân hiểu. Người dân trong xã vẫn đi khám chữa bệnh, bố mẹ cô Chanh bị ốm vẫn ra trạm y tế xã tiêm, truyền dịch, đó chẳng phải là những ví dụ hết sức thuyết phục về việc bà Chanh không có năng lực chữa bệnh hay sao? Người trong nhà, trong xã không chữa được, sao chữa được cho người ngoài. Nếu đợi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra mới kiên quyết dẹp bỏ là vô trách nhiệm.

Tuy nhiên, Chánh Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc cho rằng, thiếu căn cứ pháp lý vì bà Chanh không kê đơn, bốc thuốc, chỉ bắt tay, không bắt mạch nên không thể cho là “khám chữa bệnh không phép”? - Làm gì có ai tự nhận mình làm sai để chịu phạt. Chỉ cần căn cứ vào mục đích của người dân (đến tụ tập ở nhà bà Chanh để được bắt tay, mua thuốc chữa bệnh). Trong nhà bà Chanh cũng có nhiều biển hiệu hướng dẫn người dân đến “chuẩn bị đón thuốc”, “Cách thức dùng thuốc” (sao vàng, hạ thổ… ) là đã đủ xử phạt.

Ngoài ra, bà Chanh còn phát hành băng đĩa, tư liệu tuyên truyền về việc chữa bệnh của bà Chanh… Đã có quá nhiều căn cứ để chứng minh việc vi phạm pháp luật của bà Chanh. Công cụ về pháp luật đã có, bộ máy hành chính, thực thi pháp luật cũng đã có. Nếu Sở Y tế chưa có biện pháp để dẹp bỏ cơ sở chữa bệnh hoang đường này thì đó là lỗi của Sở. Nếu vụ việc phức tạp thì Sở cần trình lên UBND tỉnh để có các biện pháp giải quyết, vừa kiên quyết dẹp bỏ cơ sở của bà Chanh, vừa tổ chức tuyên truyền để người dân trong xã hiểu.

Đồng thời, chính quyền cần lập các chốt tuyên truyền cho người dân ở xa đến, không nên tin vào những lời tuyên truyền nhảm nhí mà tiền mất, tật mang, thậm chí mất mạng.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bí quyết dùng rau củ quả giải độc cơ thể

Thức ăn nhiễm độc thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình lưu trữ, bảo quản và chế biến, ăn vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người?

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm