Sau nhiều thử nghiệm, khối động cơ của BMW s1000rr được lựa chọn làm động lực động cơ cho UL-39 Albi
Séc từ lâu đã là cái tên nổi tiếng trong ngành thiết kế và chế tạo máy bay trên toàn thế giới không chỉ bởi sự sáng tạo mà còn ở những phát kiến đi đầu trong ngành công nghiệp hàng không. Và trong triển lãm công nghệ hàng không diễn ra tại Friedrichshafen, Đức, một lần nữa những kỹ sư đến từ Séc đã tạo nên một sự ngạc nhiên.
Những gì chúng ta thấy ở đây là một chiếc máy bay mang thiết kế của thế hệ phản lực cơ huấn luyện chiến đấu nổi tiếng dưới thời liên xô cũ L-39 Abaltross với kích thước bằng 2/3 so với nguyên mẫu nổi tiếng này. Điểm đặc biệt ở chỗ, chiếc chiến đấu cơ phản lực cỡ nhỏ này lại không sử dụng động cơ phản lực mà thay vào đó là động cơ cánh quạt với nguồn sức mạnh từ siêu mô tô BMW S1000RR.
Nguyên mẫu này mang tên UL-39 Albi, gợi đến cái tên của L-39 Albatross nổi tiếng của Tiệp Khắc cũ trước đây. Mặc dù chiếc máy bay chưa đạt đến tầm một sản phẩm thương mại nhưng cũng không hẳn chỉ là làm chơi kiểu sinh viên sáng tạo. Đây là một đề tài thiết kế cơ khí của trường đại học đại học công nghệ Séc tại Prague và điểm nhấn công nghệ ở đây là vật liệu sợi carbon được sử dụng trên toàn bộ thân vỏ.
Được áp dụng công nghệ vật liệu sợi carbon, UL-39 Albi hiện là chiếc máy bay
thuộc hạng nhẹ nhất tại châu Âu và trên thế giới
Nếu đi sâu một chút về máy bay, phân hạng thấp nhất dành cho tự trọng của máy bay tại châu Âu là từ 450-922kg, thì chiếc máy bay đặc biệt này chỉ có trọng lượng khô đạt 320kg, nhẹ hơn cả một chiếc môtô BMW K1600GTL.
Dù có trọng lượng nhẹ, nhưng để có thể đưa chiếc máy bay này cất cánh, khối động cơ sử dụng cũng cần có sức mạnh phù hợp. Ban đầu, đội ngũ phát triển lựa chọn thử nghiệm động cơ của siêu môtô Nhật Bản Yamaha R1, nhưng khi so sánh thì tỉ lệ sức mạnh so với cân nặng thì động cơ BMW S1000RR tỏ ra ưu việt hơn và được lựa chọn sử dụng.
được lựa chọn làm động lực động cơ cho UL-39 Albi
Khi được lắp đặt trên chiếc máy bay này, khối động cơ của S1000RR được đẩy lên hoạt động ở tua máy tới 12.000 v/p trong suốt quá trình bay. Chưa hết, hệ thống truyền động của khối động cơ này cũng được thay thế bằng loại truyền động trục, trong đó trục quay chính làm từ vật liệu carbon siêu nhẹ. Cánh quạt 13 nan của chiếc máy bay này cũng được chế tác từ cùng loại vật liệu với trọng lượng chỉ 1kg.
Kết cấu còn lại của khối động cơ gần như được giữ nguyên với hệ thống điện tử ECU được lập trình riêng, hệ thống tay ga điện tử Throttle-by-wire vẫn được sử dụng. Hệ thống làm mát bằng dung dịch và quạt gió được nâng cấp tối ưu nhằm đảm bảo khả năng vận hành của khối động cơ 193 mã lực luôn hết công suất.
Các bác thấy chiếc máy bay này vui không, em có đề xuất là lâu lâu cho thằng phi công nó map lại ECU để thú vị hơn kaka. Không biết đang bay mà nó chết máy thì sao nhỉ?
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet