Theo Tiến sĩ William Davis, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại bỏ lúa mỳ và các loại ngũ cốc chứa tinh bột khác có thể giúp sức khỏe con người trở nên tốt hơn và thậm chí còn kéo dài tuổi thọ.
Bằng việc thay thế lúa mì hay các loại tinh bột khác bằng các loại thực phẩm hoàn toàn tự nhiên chưa qua chế biến, bạn có thể giúp cơ thể tái thiết lập hệ tiêu hóa đường ruột và nâng cao sức khỏe, ổn định mức độ đường trong máu và tăng khả năng miễn dịch đối với các bệnh viêm nhiễm.
Để áp dụng phương pháp này bạn nên ăn những loại thực phẩm như: Trứng, các loại hạt thô, rau củ, cá, thịt, bơ, oliu, các loại thảo mộc và gia vị,...
Chế độ ăn này không hẳn là một phương pháp ăn kiêng mà nó còn là cách sống và cách ăn uống khoa học. Trong thực tế, bạn có thể chọn bất cứ chế độ ăn uống nào bạn muốn và cảm thấy phù hợp với cơ thể mình.
Để giảm cân, nhiều chị em chủ động loại bỏ tinh bột trong khẩu phần ăn của mình.
Theo các nghiên cứu khoa học, việc loại bỏ hoàn toàn lúa mỳ hay tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày thực sự sẽ làm cho bạn cảm thấy ít đói hơn, ít có cảm giác thèm ăn hơn và làm giảm tổng thể lượng calo tiêu thụ. Vì vậy, bạn có thể không cần giảm quá nhiều chất béo hoặc hạn chế khẩu phần ăn hàng ngày mà chỉ cần cắt bỏ tinh bột trong thực đơn.
Tiến sĩ Davis còn chỉ ra tác động của lúa mì trên vòng eo của bạn là dễ thấy nhất và dễ xác định nhất. Bạn có muốn được thoát khỏi vòng 2 “đầy đặn” quá mức của mình? Đơn giản nhất là cách ngừng ăn tinh bột.
Trung bình, các nghiên cứu cho thấy rằng bạn có thể giảm khoảng gần 0,5 kg mỗi ngày trong mười ngày. Và nếu bạn thực hiện phương pháp này liên tục, bạn có thể giảm trung bình 10-14 kg trong 3-6 tháng tiếp theo (tùy thuộc vào trọng lượng ban đầu của bạn).
Giảm tinh bột trong khẩu phần ăn giúp bạn giảm đáng kể khối lượng cơ thể ban đầu.
Nhưng, đây có thực sự là một giải pháp thiết thực để giảm cân?
Với 90% các sản phẩm trong siêu thị có chứa tinh bột, chúng ta không thể không đặt câu hỏi về tính thực tế của phương pháp này. Về cơ bản, bạn sẽ phải từ bỏ các loại thực phẩm chế biến và bắt đầu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên.
Tinh bột làm tăng lượng đường trong máu chúng ta và gây ra cho ta cảm giác thèm ăn, nhưng vẫn còn có những loại thực phẩm khác cũng có ảnh hưởng tương tự, đặc biệt là các sản phẩm không chứa gluten.
Các loại thực phẩm làm từ bột gạo, tinh bột ngô và bột khoai tây đều được sử dụng trong các sản phẩm không chứa gluten.
Tuy nhiên, nhà dinh dưỡng học và nhà nghiên cứu bệnh béo phì Zoë Harcombe cảnh báo "Những nhược điểm của việc chuyển đổi sang một chế độ ăn uống mới là các triệu chứng khó chịu, chuột rút.”
Ngoài ra Izzy Cameron - Chuyên gia dinh dưỡng và quản lý y tế tại Diet Chef tin rằng một chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa để có sức khỏe tốt: "Điều quan trọng nhất là mọi người có một chế độ ăn hài hòa giữa các chất dinh dưỡng vĩ mô (như carbs, chất béo và protein) và các vi chất dinh dưỡng.
Tôi hoài nghi về sự cần thiết của việc loại bỏ một nhóm thực phẩm cụ thể để giảm cân. Ngày nay, kiểm soát khẩu phần ăn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp bạn giảm cân mà vẫn cho phép bạn thưởng thức món ăn ưa thích của bạn trong quá trình này".
Lưu ý quan trọng: Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp ăn kiêng hoặc giảm cân nào, các chị em hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe trước khi thực hiện.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet