Nội dung
Vắc-xin sản xuất tại Việt Nam được tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế chung của toàn cầu.

Ngày 18/4, WHO công nhận Việt Nam là một trong 39 quốc gia trên thế giới có vắc-xin đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Sau công bố này, nhiều người đặt câu hỏi, liệu Việt Nam có phải nhập khẩu vắc-xin? Người dân có phải chờ đợi vắc-xin dịch vụ?

Xung quanh vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Cánh cửa xuất khẩu vắc-xin made in việt nam được mở

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Thưa Thứ trưởng, đến nay, Việt Nam có thể tự sản xuất được nhiều loại vắc-xin, đáp ứng được nhu cầu cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt, vừa qua, WHO đã công nhận chất lượng vắc-xin Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ông có thể chia sẻ về thành tựu này?

Việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin để dự phòng và kiểm soát bệnh tật giúp giảm bệnh tật.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm phòng vắc-xin đã ngăn ngừa được 2,5 triệu người chết mỗi năm, vì vậy vắc-xin và tiêm chủng là sự đầu tư thiết yếu của mỗi quốc gia cũng như của toàn cầu trong tương lai.

Việc thanh toán và hạn chế tỷ lệ mắc một số dịch bệnh nguy hiểm sẽ không đạt được nếu không chủ động trong việc nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực về vắc-xin. 

Trước đây, Việt Nam phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vắc-xin nhập ngoại còn hiện nay Việt Nam đã có 4 nhà máy sản xuất vắc-xin đã sản xuất được 12 loại: Vắc-xin phòng ngừa Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viên gam A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn, tiêu chảy do Rota virut, trong đó có 10 loại vắc-xin được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng quốc gia.

Ngoài ra, Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu nhiều loại vắc-xin mới theo công nghệ hiện đại nhất để đưa vào sản xuất, sử dụng trong tương lai với mục tiêu đến năm 2020 sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 100% nhu cầu vắc-xin của người dân: Vắc-xin 6 trong 1, Vắc-xin Hib cộng hợp phòng ngừa viêm phổi và viêm màng não mủ, vắc-xin phế cầu phòng ngừa viêm phổi; thương hàn tổng hợp; viêm não Nhật bản B bất hoạt trên tế bào vero; vắc-xin IPV phòng ngừa bại liệt tiêm, vắc-xin cúm mùa và ho gà vô bào...

Vậy, ông có thể cho biết triển vọng xuất khẩu vắc-xin của nước ta?

Một thách thức lớn đối với việc cung ứng vắc-xin cho toàn thế giới là việc tiếp cận với các vắc-xin có chất lượng khi cần thiết.

Các sự kiện gần đây như: Đại dịch cúm hoặc Ebola đã chứng minh sự cần thiết phải đảm bảo có đủ các loại vắc-xin có chất lượng cho chương trình tiêm chủng của quốc gia.

Để đảm bảo các sản phẩm vắc-xin có chất lượng và an toàn, WHO đã xây dựng theo bộ công cụ tiêu chuẩn đánh giá được áp dụng thống nhất cho tất cả các quốc gia trên thế giới, thông qua việc đánh giá năng lực của cơ quan quản lý quốc gia về vắc-xin.

Các tiêu chí đánh giá trong bộ công cụ đánh giá nhằm mục đích hướng dẫn các quốc gia khắc phục các tồn tại của hệ thống quản lý để hướng tới mục tiêu cao nhất là vắc-xin sản xuất ra đảm bảo an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn thống nhất của quốc tế. Do vậy, điều kiện tiên quyết đầu tiên đối với việc đảm bảo chất lượng vắc-xin là Hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin (NRA) của nước đó phải được WHO công nhận đạt chức năng.

Ngoài ra, vắc-xin sản xuất tại Việt Nam được tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế chung của toàn cầu, hay nói cách khác vắc-xin sản xuất tại Việt Nam cũng như tại các nước khác trên yhế giới, chất lượng vắc-xin của Việt Nam được khẳng định. Cánh cửa cho việc xuất khẩu vắc-xin “made in Việt Nam” ra quốc tế đã được mở.

Nếu xuất khẩu vắc-xin, loại nào sẽ có triển vọng? Hơn nữa khả năng cung ứng của Việt Nam ra sao, thưa Thứ trưởng?

Các nhà sản xuất vắc-xin của Việt Nam đã sản xuất và cung ứng hàng chục triệu liều vắc-xin phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân trong nước. 

Vắc-xin do nhà sản xuất trong nước sản xuất được đánh giá là an toàn và có hiệu quả phòng bệnh cao.

Với việc tự sản xuất được các vắc-xin phục vụ cho Chương trình tiêm chủng quốc gia, các nhà sản xuất đã tiết kiệm cho nhà nước hàng nghìn tỉ đồng do không phải nhập khẩu vắc-xin.

Các nhà máy sản xuất vắc-xin của Việt Nam hiện nay được xây dựng đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ra quốc tế. Ví dụ: Vắc-xin Viêm não Nhật Bản B, nhu cầu cho tiêm chủng là khoảng 8 triệu liều trong khi đó khả năng sản xuất khoảng 12 triệu liều/năm; vắc-xin sởi là 3 triệu liều, khả năng sản xuất là khoảng 7,5 triệu liều; vắc-xin Bại liệt uống là 7,5 triệu liều, khả năng sản xuất khoảng 40 triệu liều/năm…

Tổ chức Y tế Thế giới cũng nhận định Việt Nam có tiềm năng sản xuất vắc -xin rất lớn và xếp Việt Nam vào 1 trong 25 quốc gia sản xuất vắc-xin trên thế giới.

Theo mục tiêu chương trình Sản phẩm quốc gia vắc-xin phòng bệnh cho người, Bộ Y tế đặt định hướng từ nay đến năm 2020 Việt Nam có ít nhất 7 loại vắc-xin đáp ứng yêu cầu của Chương trình tiêm chủng Quốc gia, thay thế vắc-xin nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu.

Trong đó, dạng vắc-xin đa giá (vắc-xin 5 trong 1 và 6 trong 1) phối hợp nhiều lại kháng nguyên là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu và phát triển vắc-xin mới tại Việt Nam hiện nay.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm