Chia sẻ thông tin cảnh báo là một việc tốt, tuy nhiên đối với những vụ việc chưa được kiểm chứng hoặc không có thông tin chính xác thì việc chia sẻ (share) tràn lan sẽ khiến các tin đồn thất thiệt này dễ lan rộng.
Nhiều người thường có thói quen share bài viết hoặc hình ảnh lung tung trên Facebook mà không hề kiểm chứng, cứ nghĩ rằng điều này hoàn toàn vô hại nhưng thực chất nó ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình và cuộc sống của các nạn nhân.
Đăng tải thông tin bắt cóc chưa được kiểm chứng. Ảnh: Internet
Đơn cử như vụ đứa trẻ ba tuổi bị hai thanh niên giật ngay trên tay người mẹ, Hương "mắt lồi" tái xuất giang hồ hay vụ việc những phụ nữ dân tộc dùng bùa ngải để bắt cóc trẻ em… được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, một người nào đó đã cắt ghép hình ảnh trong clip hướng dẫn cách phòng tránh khi bị giật trẻ em của võ sư Lê Hoàng Mai, sau đó đăng tải lại với tiêu đề và nội dung gây sốc, gây hoang mang dư luận. Điều này đặc biệt nguy hiểm hơn khi bạn có lượng lớn người theo dõi hoặc có sức ảnh hưởng trong cộng đồng mạng.
Thực chất đây là hình ảnh bé gái bị chết do cuộc nội chiến tại Syria. Ảnh: Internet
Gần đây, một số trang còn đưa tin về hình ảnh bé gái bị điện giật chết do ngậm phải dây sạc điện thoại. Thông tin này đã được cộng đồng mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là các bậc cha mẹ.
Thực chất, đây là hình ảnh bé gái người Syria đã bị chết trong cuộc nội chiến tại nước này vào năm ngoái. Phiên bản đầu tiên được đăng tải trên Twitter vào ngày 21-5-2015, không hiểu sao có một số người đã “đào mộ” lên rồi chia sẻ với nội dung bị chết vì điện giật. Đa số các cục sạc điện thoại đều có dòng điện chỉ 5V, không đủ mạnh để giết chết một người.
Cài đặt tiện ích Facebook FilterFeed để lọc các thông tin nhảm nhí. Ảnh: MH
Vài người than phiền rằng dạo gần đây họ không dám lên Facebook vì có quá nhiều thông tin sai lệch, gây nhức đầu và hoang mang. Để lọc bớt các thông tin nhảm nhí, bạn hãy cài đặt tiện ích Facebook FilterFeed tại địa chỉ https://goo.gl/ALFZwR cho trình duyệt Chrome, nhấn Add to Chrome > Add extension.
Khi đã hoàn tất, bạn hãy nhấn vào biểu tượng của Facebook FilterFeed, nhập các từ khóa cần chặn như bắt cóc, điện giật, tắm biển… rồi nhấn Enter. Tự động tiện ích này sẽ ẩn các bài viết có chứa từ khóa mà bạn thiết lập khỏi news Feed.
Để tránh bị bội thực thông tin trên Facebook. Ảnh: MH
Lưu ý, tiện ích này chỉ có chức năng ẩn các bài viết khỏi News Feed và trang cá nhân của bạn chứ không hề xóa bài viết.
Google không hề tính phí việc tìm kiếm, do đó, trước khi đăng tải một thông tin gì đó, bạn hãy bỏ ra vài giây để kiểm chứng, điều này sẽ giúp hạn chế các tin tức nhảm nhí được lan rộng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet