Sa giông da nhám là một loài động vật lưỡng ở khu vực Bắc Mỹ, chúng có tên khoa học là Taricha granulosa.
Những con sa giông da nhám có cái đầu tròn như đầu ếch, làn da sần có màu nâu hoặc nâu đen, lớp da ở mặt dưới cơ thể có màu cam hoặc đỏ rực rỡ kéo dài từ miệng đến chân.
Những con sa giông trưởng thành có kích thước từ 11cm đến 18cm. thức ăn chủ yếu của chúng là giun đất, các loài côn trùng như ruồi, muỗi và các loài bọ.
Để thoát khỏi những kẻ săn mồi, loài sa giông này đã tiến hóa một vũ khí tự vệ hạng nặng. Da của chúng tiết ra chất độc thần kinh tetrodotoxin (TTX) cực mạnh – chất độc có trong cá nóc, chất độc này có khả năng gây tử vong cho hàng nghìn con chuột và từ 10 - 20 người trưởng thành. Với chất độc khủng khiếp đó, sa giông da nhám chẳng hề "ngán" bất kỳ động vật săn mồi nào.
Tuy nhiên sa giông cũng bị hạn chế bởi đặc điểm sinh học của chính nó. Chúng chỉ có thể kháng TTX mà không thể miễn dịch với nó. Các nhà khoa học đã thí nghiệm chỉ cần tiêm một vài miligram TTX vào ruột con sa giông cũng có thể khiến nó chết, vì thế nó phải giữ chất độc trong da. Một con sa giông độc nhất có chứa khoảng 14 đến 15 miligram TTX, loài sa giông này còn độc hơn cả loài ếch có độc nổi danh Nam Mỹ.
Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ ngửa cổ và dựng ngược đuôi để lộ phần da màu cam hoặc đỏ đồng thời phát ra một mùi hăng hắc để cảnh báo những động vật săn mồi tránh xa.
Chỉ có loài rắn sọc Thamnophis sirtalis mới có đủ khả năng “xơi tái” loài sa giông này do trong cơ thể của chúng có một chất kháng độc TTX của loài sa giông.
Ngay cả một con ếch bò Châu Mỹ cũng phải bỏ mạng khi ăn phải thứ không nên ăn này.
Chất độc TTX trong da sa giông tiết ra hòa với acid dạ dày của con ếch bò khiến nó bị trúng độc và chết ngay lập tức.
Khi vào mùa sinh sản, da của loài sa giông này sẽ trở nên láng mịn hơn, những con sa giông cái có kích thước lớn hơn những con được lượng độc TTX trong cơ thể chúng cũng cao hơn, có cả trong buồng trứng và trứng của chúng.
Sa giông cái bên dưới hình và có kích thước to hơn con đực.
Loài sa giông đẻ trứng ở dưới nước, trứng bám vào các loài cây thủy sinh để không bị trôi đi. Do trứng của chúng cũng có độc nên không một loài sinh vật nào dám đụng đến.
Sa giông con cũng có vòng đời phát triển như loài ếch nhưng khi lên bờ thì chúng lại tiến hóa theo hướng khác.
Mặc dù là loài sinh vật cực độc nhưng độc tố của loài sa giông giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu trong y học để phát minh ra những loại thuốc giảm đau và điều trị một số bệnh về gan và tuyến tụy.
- 25/05/15 09:59 Ghê rợn “gương mặt máu” xuất hiện sau lưng người câu cá
- 25/05/15 09:11 Giải cứu trăn Anaconda khổng lồ lạc trong khu nghỉ dưỡng
- 22/05/15 17:29 Event hôn người lạ được tổ chức trong ngày của Nụ hôn tại Nhật Bản
- 22/05/15 10:04 Phát hiện loài rắn cổ đại hai chân có khả năng tàng hình
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet