Xuất hiện tại Việt Nam không lâu, Can-Am Spyder lúc đầu ít được người Việt chúng ta biết đến và các hãng xe nhập về. Vì do ngoại hình to, và kết cấu lạ mắt (những năm 2004-2005 Can-Am ít được mọi người biết đến), trong suy nghĩ của mọi người "Xe này to quá, 3 bánh nữa chạy đường Việt Nam thì chỉ có khóc thôi". Nhưng không ai biết được với vóc dáng to con, hầm hố của mình đó Can-Am Spyder được tạp chí MotocycleUSA bình chọn là chiếc xe đẹp nhất của năm 2008
Nay chúng ta sẽ cùng tim hiểu về "Con Khủng Long" đường phố với cái tên Can-Am Spyder GT 2011 này, "Con Khủng Long" mà niềm mơ ước của những “biker” khao khát chinh phục mọi cung đường.
Can-Am Spyder RT được trang bị những công nghệ an toàn hàng đầu như hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System), giúp xe hạn chế tối đa việc rê, trượt bánh trong những cú hãm phanh khẩn cấp.
Ngoài ra, hệ thống cân bằng điện tử VSS (Vehicle Stability System): Sẽ hoạt động trong suốt quá trình điều khiển xe, mọi hoạt động của xe đều được ghi lại và truyền về liên tục trong bộ điều khiển trung tâm. Khi phát hiện chiếc xe có khả năng bị văng, trượt, thông qua bộ điều khiển trung tâm, hệ thống này sẽ trực tiếp tác động vào hệ thống phanh ABS nhằm điều chỉnh góc độ xoay và tốc độ của hai bánh trước, can thiệp hợp lý để chiếc xe trở lại trạng thái cân bằng cho cả chiếc xe và người lái
Ngoài ra, hệ thống cân bằng điện tử này sẽ tự động ngắt giảm công suất tức thì đến khi bánh xe có đủ độ bám đường cần thiết, đưa chiếc xe về trạng thái an toàn. Nhờ vậy, chiếc xe sẽ được hạn chế tối đa khả năng bị chệch hướng đột ngột hoặc lật xe. Hệ thống này được hãng Bosch sản xuất độc quyền dành riêng cho Can-Am Spyder RT.
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System): Khi phát hiện sự trơn trượt, không bám đường từ ba bánh của chiếc xe, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) sẽ trực tiếp tác động vào bướm ga, tạm thời ngắt tay ga và công suất của động cơ đến khi tính toán được đủ độ bám đường thì chế độ này sẽ tạm thời ngừng hoạt động.
Hệ thống ổn định xe điện tử SCS (Stability Control System): Là thiết bị an toàn xử lý tình huống một cách chủ động. Hệ thống này gồm các thiết bị cảm ứng, giám sát các yêu cầu của người điều khiển từ tay lái và so sánh chúng với thực tế hoạt động của xe trên hành trình. Khi phát hiện hai nguồn dữ liệu trên có sự mâu thuẫn, hệ thống này sẽ can thiệp vào phanh và 3 bánh xe, giúp chiếc xe tránh khỏi tình trạng trơn trượt hoặc lật xe khi vào cua ở tốc độ cao.
2011 Can-Am Spyder RT sử dụng động cơ BRP-Rotax dung tích xi-lanh 998 phân khối, thiết kế dạng V-Twin 60 độ, DOHC, ứng dụng công nghệ phun nhiêu liệu điện tử đa điểm với 4 xi-lanh và làm mát bằng dung dịch.
Chiếc xe được kết hợp hệ thống hộp số tay bán tự động gồm 5 cấp và một số lùi. Cam-Am Spyder RT đạt sức mạnh cực đại 100 mã lực tại ngưỡng vòng tua 7.500 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 104 Nm tại vòng tua 5.000 vòng/phút. Chiếc xe sử dụng hệ truyền động bằng dây đai có tính năng đảo chiều cùng hai chế độ chạy là bán tự động và chế độ Cruiser Control (hệ thống hỗ trợ khóa tay ga khi đi đường trường).
Can-Am Spyder RT sử dụng chìa khóa điện tử cỡ lớn, tích hợp hệ thống chip chống trộm mang tên D.E.S.S. Tra chìa khóa vào ổ, bật toàn bộ hệ thống điện tử của chiếc xe, tôi khá “ngợp” bởi hàng loạt những thông số và đèn báo nhảy “tanh tách” trước mặt. Hệ thống đèn báo này có nhiệm vụ thông báo cho người điều khiển biết được toàn bộ thiết bị trên xe đã chuẩn xác chưa, kèm theo đó là tiếng “ri ri” khẽ, báo hiệu sự làm việc của bộ phun nhiên liệu điện tử đa điểm.
Mất khoảng 5 giây để ổn định toàn bộ hệ thống đèn báo kiểm tra, khẽ nhấn nút khởi động động cơ, chiếc xe khẽ rùng lên với cảm nhận khá rõ ràng về tiếng của động cơ V-Twin đời mới.
Ở phía trái của cụm điều khiển là 2 nút gảy số “+” và “-”, tương ứng với thao tác lên và về số. Khẽ vặn ga ở bước số N kèm thao tác nhả ga và vào số 1 bằng tay, bộ hộp số phát ra tiếng “cạch” khá mạnh, tương tự như những mẫu xe mô tô côn tay khi vào số 1 bằng chân trái.
Tò mò với khả năng vào cua của chiếc xe dẫn lái hai bánh trước, sau khi thử vài lần, tôi quyết định đánh lái gấp chiếc xe ở tốc độ khá cao, khoảng 50 km/h ở bước số 1! Lúc này, tôi cảm nhận được trọng lượng dồn nhiều về phía bánh xe bên phải khi vào cua góc trái. Kèm theo đó, lực ly tâm khiến tôi dồn về phía bên phải rất nhiều, cảm giác chiếc xe chỉ chực văng người lái ra khỏi mình nó.
Hệ thống giảm xóc phía trước của Can-Am Spyder theo cơ cấu hình chữ A nên luôn cho cảm giác vào cua rất tốt và khó bị lật khi vào cua, đó là đặc điểm riêng của Can-Am khiến dòng xe này luôn cảm giác trải nghiệm khá tốt khi đưa xe vào những khúc cua gắt.
Thoát khỏi góc cua gấp, kèm thao tác nhấn nhanh lên số 2, chiếc xe tỏ ra tăng tốc khá hữu hiệu, vòng tua báo ngưỡng 5.200 vòng/phút và tôi đang thưởng ngoạn cảm giác thoải mái trên một siêu xe đường trường ở dải tốc độ 70 km/h. Tiếng động cơ của xe tỏ ra đã khá gằn, tôi tiếp tục lên số 3 và thử hệ thống phanh của xe.
Bạn có thể sở hữu mẫu xe ba bánh đầy thú vị này nếu chi ra khoảng hơn 50.000 USD và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng kiểm, đăng ký. Chiếc Can-Am Spyder RT 2011 trong bài viết này có giá khoảng 22.000 USD tại thị trường Mỹ.
Thêm một vài hình ảnh Can-Am Spyder độ tại Việt Nam và nước ngoài:
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet