Nội dung
 cách phanh bằng số với xe tay ga khi đổ đèo

Ngày càng nhiều bạn trẻ muốn khám phá các vùng đất mới bằng xe máy, và tất nhiên xe số được ưa chuộng hơn xe ga . Tuy nhiên nếu bạn nghĩ xe tay ga không thể đi đường đèo dốc, bạn đã nhầm. Vấn đề lo ngại nhất của dân phượt là khi đổ đèo, xe số dễ dùng số để hãm hơn là xe tay ga.

Nhưng hóa ra xe tay ga đổ đèo vẫn rất tốt các bạn ạ. Tôi xin chia sẻ chút kinh nghiệm đổ đèo bằng xe tay ga tôi đã áp dụng thành công như sau:

Loại xe: Honda AirBlade 125 phân khối đời 2013 hộp số vô cấp CVT.

Đường đèo đã chạy thử: Ba Vì, Tam Đảo...

Thao tác cần lưu ý:
- Tuyệt đối không tắt máy.
- Cố gắng không để vận tốc nhỏ hơn 15 km/h nhưng không lớn hơn 40 km/h.

Khi xe đang dừng ở đỉnh dốc, ta dùng phanh, máy nổ, ly hợp (côn) tự động nhả hoàn toàn. Thả phanh, xe bắt đầu trôi xuống dốc rất nhanh do côn không bám chút nào, và khi đó cần phải làm cách nào đó để côn bám từ đó lợi dụng động cơ hãm xe. Vậy phải làm sao?

Đầu tiên hãy dùng phanh để xe giảm tốc nhưng nhớ giữ tốc độ nhanh hơn 15 km/h, sau đó hãy mớm nhẹ chút ga!! Vâng tôi không nói đùa đâu, vừa mớm nhẹ ga vừa rà phanh để giữ vận tốc ổn định khoảng 15-20 km/h để li hợp (côn) bám, và ngay khi bạn cảm nhận côn đã bám, hãy nhả ga hoàn toàn, bạn sẽ thấy điều thần kỳ xảy ra, đó là côn vẫn bám và xe bị động cơ kéo giật lại, xe có tiếng gằn do trở lực lớn từ động cơ, chúc mừng bạn đã phanh bằng số.

Tôi đã đổ đèo bằng xe Air Blade này và có một xe Innova đi đằng sau tròn mắt vì không thấy đuôi xe tôi đỏ (không thấy dùng phanh) cả một đoạn dài mấy cây số! Nhiều người cho rằng xe tay ga đổ dốc chắc mòn hết má phanh, nhưng nếu bạn thao tác đúng thì chẳng phanh mấy. Đến tận cuối đèo sờ má phanh còn không nóng chút nào vì không dùng.

Nếu bạn nhìn lại 2 cái lưu ý của tôi ở trên (không tắt máy, không đi chậm hơn 15 km/h) thì lý do đơn giản là nếu tắt máy bạn không mớm được ga để bám côn, nếu chạy chậm hơn 15 km/h thì xe tự động ngắt côn (đó là đặc tính của xe côn văng). Nếu muốn duy trì được côn bám thì bạn không được đi quá chậm (dưới 15 km/h).

Tuy nhiên thỉnh thoảng có khúc cua tay áo quá gấp thì bạn cần phanh để giảm xuống còn 10 km/h hoặc thậm chí 5 km/h, khi hết cua vào đường thẳng hãy để xe trôi nhanh lên trên 15 km/h cùng lúc rà phanh và hơi mớm chút ga, bạn sẽ thấy côn bám trở lại và nhả ga ta lại có thể "phanh bằng số".

Nếu đi đường đèo mà chưa biết cách dùng động cơ để phanh thì khuyến cáo các bạn chớ có đi phượt, hoặc chớ ngồi sau xe của "xế" thiếu kinh nghiệm, hãy tự trang bị kỹ năng lái xe an toàn trước rồi hãy thỏa mãn niềm đam mê phượt của mình.

Chúc các bạn thành công và có các chuyến phượt an toàn vui vẻ.

Hoàng Đức

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu Honda Lead 125

Honda Lead 125 - sức hút từ sự cải tiến Động cơ nâng từ 110 lên 125 phân khối, tích hợp công nghệ tắt động cơ khi dừng quá 3 giây, nắp bình xăng tiện dụng khiến Lead thân thiện hơn dù vẫn còn nhược...

Xem thêm  

Honda 67 lạ mắt của thợ độ Việt Nam

Rũ bỏ vóc dáng hiền lành, chiếc 67 trở nên dữ dằn với mặt nạ trước, ống xả vắt cao, và nhiều trang bị hầm hố. Hầu hết các chi tiết của xe đều được làm mới theo phong cách môtô thể thao....

Xem thêm  

Chạy thử Super Dream 2013

Chạy thử Super Dream 2013: Không còn là giấc mơ đẹp Mẫu xe số "siêu giấc mơ" với động cơ 110cc vừa ra mắt của Honda Việt Nam sở hữu thiết kế lai tạp, không bắt mắt và động cơ mới cũng chưa thực...

Xem thêm  

Hình ảnh các thể loại xe đạp

Các thể loại xe đạp: Road bike Mountain bike Touring bike BMX buy Trials Ngoài ra còn một số biến thể khác như Tandem Fixed gear bike (Sài Gòn đang manh nha, hình như Hà Nôi chưa có) ...

Xem thêm