Chạy rốt-đa - Ảnh minh họa
Để đảm bảo cho chiếc xe có thể vận hành tốt nhất ở những Km đầu tiên, bạn nên chạy từ từ ở vận tốc khoảng 40 km/h. Giữ đều ga, không chạy quá nhanh và tăng ga bất ngờ. Sau 500 km đầu tiên, bạn nên thay nhớt máy để thải hết muội kim loại còn sót lại trong quá trình chế tạo. Câu trả lời của độc giả Tin, địa chỉ email tin_thuysan@yahoo.com.vn:
Không nên chạy rốt-đa trong trạng thái xe đang đứng yên. Phần lớn xe tại Việt Nam đều làm mát bằng không khí nên khi rốt-đa trong trạng thái xe đứng yên, động cơ không được làm mát và giảm tuổi thọ.
Câu trả lời của độc giả LongRC, địa chỉ email motogp_1990@yahoo.com:
Theo cá nhân tôi, khi mua xe của các hãng đã có thương hiệu như Honda, Yamha... thì việc chạy rốt-đa không khó khăn gì. Bạn cứ đi trên đường với vận tốc khoảng 20 -30 km/h và di chuyển số từ 1-4 đồng thời tránh chở quá nặng.
Câu trả lời của độc giả Bui To, địa chỉ email wound1308@yahoo.com:
Chạy rốt-đa là cách vận hành động cơ nhẹ nhàng khi xe mới để các chi tiết cơ khí tiếp xúc trơn tru, mượt mà với nhau, từ đó tăng tuổi thọ động cơ. Một số người thường sai lầm khi chạy rốt-đa bằng cách nổ máy tại chỗ. Thứ nhất, cách này chỉ áp dụng cho những xe cũ vừa thay bộ hơi mới (piston, séc măng, doa xi lanh) để nòng xi-lanh nhẵn. Trong khi đó, đối với xe mới, các chi tiết máy rất chính xác và đã chạy thử ở nhà máy rồi.
Thứ hai, nếu là xe mới thì cách nổ máy tại chỗ chỉ tốt cho bộ hơi và dàn su-páp mà không rốt-đa được toàn bộ các cơ cấu truyền động khác như hộp số. Ngược lại, cách này còn có hại vì xe không chạy nên thiếu không khí làm mát máy, đôi khi còn gây chết người vì để xe nổ máy trong nhà đóng kín cửa.
Cách chạy rốt-đa đúng theo nhà sản xuất thường là không vặn ga quá 50% vòng tua máy, không chạy quá 50% tốc độ tối đa, không chở nặng, tăng tốc từ từ và chịu khó lên xuống số trong 500 km đầu tiên. Sau 500 km đầu, bạn phải thay dầu bôi trơn máy. Từ 1000-2000 km, thay dầu 1 lần, tùy hãng quy định. Nếu muốn xe bền, bạn nên thay dầu ở mức 1000 km.
Đối với ôtô mới, bạn chạy nhẹ nhàng trong 5000 km đầu, không ga quá 50%, không chạy quá 50% tốc độ tối đa, đều đặn đến hãng bảo dưỡng theo lịch qui định. Những dòng xe mới hiện nay sẽ tự động báo cho bạn biết thời gian phải đi bảo dưỡng bằng đèn hình cái cờ lê bật trên bảng táp-lô.
Câu trả lời của độc giả Nguyễn Mạnh Quý, địa chỉ email manhquy@gmail.com:
Ngày xưa, tôi thấy mọi người cứ xe mới về là dựng chân chống lên, nổ máy cả ngày và thốc quạt vào cho mát. Bây giờ, tôi không áp dụng cách đó nữa mà mang xe ra chạy như bình thường với vận tốc không vượt quá 50 km/h trong khoảng 1500 km đầu. Khi đi được khoảng 500 km thì nên thay dầu. Đi được 1000 km nữa lại thay tiếp và cũng hết thời gian chạy rốt-đa.
Một kinh nghiệm nữa để máy bền là mỗi sáng khi dắt xe ra, bạn nên đạp 5-10 lần rồi mới bật chìa khóa lên. Làm như vậy, máy sẽ bền hơn là mỗi sáng dùng nút đề để nổ máy.
Câu trả lời của độc giả Doan Thanh, địa chỉ email ngodoanthanh1987@gmail.com:
Điều đầu tiên bạn cần thực hiện là làm nóng máy rồi mới vận hành. Không nên cho xe chạy không tải 1 chỗ. Thời gian và quãng đường chạy rốt-đa phụ thuộc vào cách bạn sử dụng xe. Thông thường, bạn có thể chạy rốt-đa trong khoảng từ 1.000-3.000 km. Thời gian đầu của quá trình chạy rốt-đa, bạn nên vận hành nhẹ nhàng và chạy dưới 50% công suất xe. Tiếp sau đó, bạn có thể thay đổi tốc độ vận hành tay ga sao cho cac chi tiết ăn khớp và được mài mòn hiệu quả hơn. Không nên dùng loại dầu quá tốt. Thời gian cuối của quá trình rốt-đa, bạn cần sử dụng xe linh hoạt hơn và nhớ thay dầu đầy đủ. Không nên đi quá chậm hay quá nhanh.
Câu trả lời của độc giả DDC, địa chỉ email ngoisaocodon_b987@yahoo.com:
Cách đơn giản nhất là chạy theo sách hướng dẫn hoặc tham khảo người có kinh nghiệm. Theo tôi, 500 km đầu thì chạy xe với vận tốc dưới 40 km/h và sau đó thay nhớt. Bạn hãy nhớ thay nhớt định kỳ 1.500 km một lần.
Câu trả lời của độc giả FZ, địa chỉ email MercedesSLR90@gmail.com:
Theo kinh nghiệm đã từng chạy rốt-đa xe Wave S của tôi, bạn nên vận hành với tốc độ bình thường, tầm 40-60 km/h. Không nên kéo tay ga mạnh và bất ngờ vì sẽ tốn xăng mà lại gây hiện tượng giật cục khi tăng tốc. Chạy được 500 km đầu tiên thì nên thay dầu. 1.000 km sau thay dầu tiếp. Sau đó, bắt đầu chu kỳ 2.000 km thay dầu 1 lần. Không nên tải nặng quá trong 2.000 km đầu.
Câu trả lời của độc giả thai_exciter, địa chỉ email loveforyou01@yahoo.com:
Đầu tiên, cần nói đến rốt-đa là gì và tại sao cần chạy rốt-đa. Trên thực tế, động cơ và bộ số của xe máy nói riêng cũng như các loại xe nói chung hiện nay đều được làm bằng cách gia công (đúc, tiện, dập) từng chi tiết một, sau đó lắp ghép lại với nhau. Mặc dù trình độ công nghệ hiện nay đã rất phát triển nhưng các chi tiết này vẫn chưa thật sự khít với nhau, vẫn còn những gờ và góc cạnh sẽ bị mài mòn trong quá trình sử dụng xe. Đối với xe mới, quá trình mài mòn diễn ra mạnh nhất, do đó ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian sử dụng xe. Rốt-đa thực chất là chạy xe một cách hợp lý để đảm bảo việc mài mòn các chi tiết một cách tốt nhất.
Sau khi chạy 500 km đầu tiên, bạn nên thay dầu, nếu cần thì thay luôn lọc dầu. Lý do là vì ở 500 km đầu, quá trình bào mòn các chi tiết động cơ rất mạnh, từ đó dẫn đến hiện tượng dầu lẫn nhiều mạt kim loại nên phải thay sớm. Chạy thêm 1.000 km nữa thì thay dầu, đến đây coi như tạm xong thời kì rốt-đa. Tùy theo loại dầu sử dụng mà thay định kì nhưng cũng không nên để quá hạn 1.000 km đầu.
Bạn nên chạy xe ở nhiều tốc độ, nhiều số, đổi số và tốc độ liên tục, tránh chạy ở một số/một tốc độ trong khoảng cách dài (vài chục km). Cần tránh chạy chậm liên tục vì dễ gây ì máy về sau. Thỉnh thoảng chạy ở tốc độ cao (80 km/h) trong một thời gian ngắn rồi lại chạy bình thường. Để thực hiện điều này, bạn nên chọn một quãng đường dài và thoáng. Bắt đầu đi từ số 1, vặn ga nhẹ nhàng, cứ khi nào cảm thấy xe rung thì sang số. Lên số 4 chạy ở 80 km/h khoảng 1 phút rồi lại giảm ga từ từ.
Tuyệt đối tránh chạy rốt-đa tại chỗ vì động cơ làm mát bằng gió, chạy tại chỗ sẽ dẫn đến nóng máy và rất có hại. Không tăng hay giảm ga đột ngột trong thời kì rốt-đa. Bạn cũng cần tránh phanh gấp vì dễ hại lốp.
Những biểu hiện bình thường trong quá trình rốt-đa gồm có: sang số chưa thật nhuyễn, tăng tốc cảm thấy hơi giật, pô kêu tách tách khi vừa đi xa về và dựng xe, tốn xăng (trên 2l/100 km)... Các biểu hiện trên sẽ hết sau quá trình rốt-đa và điều chỉnh lại.
Câu trả lời của độc giả HUONGOK, địa chỉ email huongok@gmail.com:
Chạy rốt-đa sao cho bền máy và không hại sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm
Câu trả lời của độc giả Tuấn Anh, địa chỉ email kyo_mizuno_5012@yahoo.com:
Bạn nên chạy rốt-đa bằng cách vận hành xe để dễ làm mát máy, tuyệt đối không cho nổ máy tại chỗ. Không nên tăng giảm ga đột ngột và chở nặng. Giữ tốc độ trung bình khoảng 40 km/h. Không nên chạy liên tục ở một tốc độ nhất định mà thỉnh thoảng nên thay đổi tốc độ. Không nên chạy rốt-đa trên các đoạn đường dốc, đường xấu và nhiều ổ gà. Chỉ cần chạy rốt-đa trong khoảng 2.000 km đầu tiên.
Câu trả lời của độc giả Đỗ Văn Phước, địa chỉ email allexphuoc@yahoo.com:
Mình nghĩ chạy bình thường, không cần rốt-đa vì nhà sản xuất đã căn chỉnh và thử nghiệm trước khi xuất xưởng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet