Nội dung
Các hãng dè chừng google - motorola

google mua lại motorola với 12,5 tỷ USD. Ảnh: Intomobile.

Theo Cnet, việc mua lại bộ phận di động của Motorola với 12,5 tỷ USD đã khiến cho Google rơi vào cảnh phải diễn "một mình hai vai". Trong đó, công ty tìm kiếm này vừa làm nhà kiến trúc chính cho nền tảng Android, vừa phải cạnh tranh với các đối tác sản xuất thiết bị chạy hệ điều hành của mình.

Google tuyên bố rằng motorola mobility sẽ hoạt động như một công ty riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi rằng liệu điều này có khiến cho các nhà sản xuất thiết bị như Samsung hay HTC coi Google là mối đe doạ cạnh tranh hay không. Michael Gartenberg, nhà phân tích của Gartner chia sẻ, "mặc cho Google có trốn tránh thế nào đi chăng nữa, Motorola vẫn sẽ là công ty được ưu tiên hơn. Nếu tôi là một hãng sản xuất thứ ba, tôi sẽ phải suy nghĩ về sự thực này".

Cnet đánh giá, Google đang quay lưng lại với những gì từng nói. Hãng này trước đó đã tuyên bố rằng mình không mấy "mặn mà" với việc cạnh tranh với các đối tác làm phần cứng. Tuy nhiên, công ty này lại phản bác chính điều đó bằng việc bán ra mẫu Nexus One.

Mua lại Motorola Mobility đồng nghĩa với việc "gã khổng lồ tìm kiếm" khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường trở nên mạnh mẽ hơn. Mặc cho bất cứ cố gắng dàn xếp nào từ công ty này, các nhà phân tích cho rằng các đối tác của Google sẽ bắt đầu tách dần và bớt phụ thuộc hơn vào nền tảng Android.

Các hãng dè chừng google - motorola

Các nhà sản xuất sẽ dần bớt phụ thuộc vào Android để tìm một nền tảng khác, điển hình là Windows Phone. Ảnh: Zimbio.

Nick Dilon, một nhà phân tích của Ovum cho biết, "nếu Google ưu tiên cho phép chi nhánh sản xuất thiết bị của mình (Motorola) thâm nhập vào mã nguồn Android, điều này sẽ khiến cho các đối tác khác rơi vào tình thế bất lợi và họ sẽ hoài nghi về việc có nên gắn bó với nền tảng này nữa không".

Hiện tại, tất cả các công ty đều đang "chơi đẹp". CEO của Google, Larry Page, đã nhắc lại lập trường hãng này về một "hệ sinh thái" mở. "Gã khổng lồ tìm kiếm" còn trích lại lời ủng hộ từ các đối tác sản xuất Android khác trên Internet.

CEO của HTC, Peter Chou, phát biểu về sự kiện mua lại Motorola Mobility của Google như sau: "Chúng tôi ủng hộ việc Google mua lại Motorola. Điều này chứng tỏ sự cam kết sâu sắc của hãng trong việc bảo vệ Android, các đối tác cũng như toàn bộ 'hệ sinh thái' này". Các đối tác sản xuất Android khác của Google như Samsung, LG và Sony Ericsson cũng có những hành động tương tự.

Các nhà sản xuất nói ra lời trên với hi vọng Google sẽ bảo vệ mình khỏi những nguy cơ về bằng sáng chế. Họ cũng không đề cập gì đến việc cạnh tranh trong lời lẽ của mình. Gartenberg cho những lời lẽ ủng hộ trên từ phía các nhà sản xuất là "bằng mặt mà không bằng lòng".

Samsung từ chối bình luận về khả năng có thể cạnh tranh với Google. Đại diện của các hãng sản xuất thiết bị khác cũng có những động thái tương tự. Trong khi đó, Microsoft lại tận dụng thời cơ để nói lên lập trường của mình. "Việc đầu tư cho một 'hệ sinh thái' mở đúng nghĩa rất quan trọng đối với cả ngành công nghiệp cũng như các khách hàng. Và Windows Phone hiện tại là nền tảng duy nhất có thể tạo ra những cơ hội như vậy cho mọi đối tác", Andy Lees, Giám đốc mảng Windows phone nói.

Các hãng dè chừng google - motorola

Nexus One là mẫu điện thoại đầu tiên do HTC sản xuất trong dự án Nexus. Ảnh: Quốc Huy.

Andy Rubin, Giám đốc mảng điện thoại của Google cho biết, dự án Nexus được bắt đầu với mẫu Nexus One do HTC sản xuất, theo sau là Nexus S của Samsung và sẽ tiếp tục "mở" đối với tất cả các đối tác sản xuất thiết bị khác. Nexus là dự án nhằm đưa ra các tinh năng mới và tốt nhất trên Android. Ví dụ, Nexus S là thiết bị chạy phiên bản hệ điều hành Android Gingerbread đầu tiên. Thêm vào đó, model này còn được tích hợp chip hỗ trợ công nghệ NFC (Near Field Communication) để sử dụng như một chiếc ví điện tử.

Nhưng khi Motorola tham gia cuộc chơi, nhiều người dự đoán rằng công ty này sẽ được cập nhật các tính năng mới nhất và "độc" từ Android. Với nỗ lực nhằm làm giảm sự phân mảnh nền tảng của mình, Google sẽ sử dụng Android gốc trên các thiết bị của Motorola trong tương lai và bỏ đi giao diện Motoblur. Điều này sẽ khiến cho các nhà sản xuất Android khác phải nỗ lực hơn trong việc tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình.

Theo Cnet, thoả thuận giữa Google và Motorola sẽ khiến các nhà sản xuất thiết bị Android phải thay đổi lại cách nhìn về nền tảng Windows Phone. Thậm chí, họ phải xem xét lại việc sử dụng ứng dụng mặc định trên hệ điều hành Android vốn quảng cáo cho các dịch vụ của Google.

Thanh Tùng

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Đánh giá thời lượng pin của iPhone 5c

​ Pin iPhone 5c ở mức trung bình, không xuất sắc, nhưng điểm mạnh là máy chạy không quá nóng, chỉ hơi ấm ấm. Ngay cả ở tác vụ nặng như chơi games qua 3G thì iPhone 5c cũng chỉ nóng hơn bình thường một...

Xem thêm  

Greenify-cứu tinh cho những máy RAM yếu

​ Những năm trở lại đây, cấu hình của các máy chạy Android luôn được nâng cao nhằm đáp ứng đa nhiệm. Các máy Xperia đã từng bị than phiền là RAM hẻo thì giờ đây RAM không phải vấn đề nhức...

Xem thêm  

Những cái gì đang ngốn pin của iPhone?

Nếu bạn sở hữu iPhone, hẳn có lúc bạn ước giá như có đủ pin để chụp thêm một bức ảnh, tra vị trí của một nhà hàng cần đến, hoặc gọi thêm một cuộc gọi tới bạn bè. Chỉ cần hiểu biết...

Xem thêm