Nội dung

Chị bạn tôi đang làm việc tại TP.HCM, mỗi khi được ai đó nhờ giới thiệu về mảnh đất Gia Lai chị đều kể với một trạng thái khá hào hứng, liệt kê từ văn hóa, con người đến các danh lam thắng cảnh.

Đặc biệt đến cuối câu chuyện lúc nào chị cũng kèm lời “ghi chú” cùng một nụ cười khá bí hiểm: Đã đến quê mình nhất định phải ăn món bún mắm cua thối mới gọi là đến Gia Lai.

Tên món ăn này khiến tôi rất tò mò. Nó có... thối thật không, cách chế biến ra sao, vị của nó như thế nào? Những câu hỏi ấy chỉ được trả lời khi tôi đặt chân đến TP.Pleiku (Gia Lai), thưởng thức một trong những đặc sản phố núi này và quả thật nó khó ăn cực kỳ.

Sau này chị bạn và một số người bản địa thừa nhận khi ăn đũa bún đầu tiên ai cũng có cảm giác là lạ như thế. Mùi nồng gắt và vị mặn có phần hơi chát là “chướng ngại vật” lớn nhất cho thực khách lần đầu tiếp xúc món này. Cũng có nhiều người không quen nổi, đành “cao chạy xa bay”. “Nhưng ai đã ăn đến lần thứ ba thứ tư hay quen rồi là thích ngay, sau đó mê, ghiền đến mức ngày nào cũng phải ăn vì nó đậm đà, thơm ngon”, chị bạn chia sẻ.

Bún mắm cua gia lai - đặc sản phố núi

Trên tô bún còn kèm bánh phồng tôm, hoặc da heo chiên giòn, rau xanh. Ảnh: Minh Úc

Nhiều người lớn tuổi ở Pleiku cho biết, món ăn này được du nhập từ những người Bình Định di cư lên đây. Các cụ bảo vị đặc trưng của nó một phần do dân biển vốn ăn cay, mặn, một phần để chống lại cái lạnh khi lên phố núi. Còn cua phải ủ cho đến khi lên mùi hơi khó ngửi, nên nhiều người gọi vui là thối để phân biệt với bún riêu cua hay các món cua khác chứ thật ra đó là mùi lên men chua.

Trình tự nấu món bún mắm cua như sau: cua đồng sau khi rửa sạch, bóc bỏ mai, lấy phần thịt giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Ủ nước này khoảng một ngày một đêm, cho đến khi ngồi ở đâu trong nhà cũng ngửi thấy mùi thì đem chế biến. Thịt ba chỉ đã xào săn lại từ trước cho vào nước cua, gia vị đầy đủ đến khi nước sôi thì cho thêm măng đã thái mỏng. Để lửa vừa, đun càng lâu thì măng càng thấm, mắm càng ngon.

Khi cho ra tô, rưới lên lớp bún là nước mắm cua, măng và cả thịt ba chỉ. Trên tô bún còn kèm bánh phồng tôm, hoặc da heo chiên giòn, rau xanh. Sau mùi rất đặc trưng sẽ là vị tê tê ở đầu lưỡi vì vị mặn của mắm và măng, cay của ớt, giòn của bánh. Một ít chanh sẽ làm vị nhã đi, nhưng phải quen thì mới cảm nhận được cái “chất”, vị đậm đà của món ăn. Chị bạn còn mách tôi, ăn xong bún mắm thối uống một ly sinh tố cà rốt thì quá đã!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

‘Sốc’ đồ ăn Italia bị đưa vào sách đỏ

Ngày 23/4 vừa qua, Viện Hàn lâm Ẩm thực Italia (thành lập từ năm 1953) đã gióng tiếng chuông báo động về việc thức ăn Italia bị cạnh tranh ngay chính trên sân nhà. Tại nước này, hiện nay đầy rẫy bánh humbeger của Mỹ, susi của Nhật, couscous của Tunisia, cà ry của Ấn Độ và cả phở của VN...

Xem thêm  

Thơm ngon cá trứng

Cá trứng nướng muối ớt, rán vàng, sốt chua cay, kho thịt nghệ... đều rất ngon và không mất nhiều thời gian chế biến. Bạn thử trổ tài qua những hướng dẫn dưới đây nhé.

Xem thêm  

Cá chép kho với quả sấu

Cá chép vừa ngọt vị thịt vừa thơm vị nước mía, quả sấu chín mềm đã bớt vị chua, cả món ăn tổng hòa vị chua cay ngọt mặn đậm đà vừa ăn, sẽ là một món cực kì bắt cơm.

Xem thêm  

Các món ăn gợi nhớ tuổi thơ 8x

Tuy chỉ vài trăm đồng là đã có thể mua được những món quà vặt khoái khẩu, nhưng đó cũng là một số tiền lốn với đám trẻ con thời bấy giờ. Chính bởi sự hiếm và thèm nên những món quà vặt...

Xem thêm  

Ngao du miền tây và khám phá ẩm thực...

Miền tây luôn là lựa chọn hàng đầu cho dân '' Phượt " nhưng chỉ phượt không thì chưa đủ phải thưởng thức các món ăn đặc sản thì bạn mới thật sự trải nghiệm đầy đủ về miền tây. Sau đây...

Xem thêm  

Nấm tươi ngon mắt, nguy hiểm rình rập

Ở hầu khắp các chợ đầu mối, chợ bán lẻ nấm tươi được chất đống lên sạp, không được bảo quản lạnh, nhiều loại có xuất xứ Trung Quốc không có hạn sử dụng. Các loại nấm tươi không rõ...

Xem thêm