Nội dung
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra công điện khẩn phòng chống ngộ độc thực phẩm do nấm độc tán trắng.

Từ ngày 9/3 đến 15/3/2014, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang đã xảy ra 03 vụ ngộ độc do ăn nấm tự nhiên loại nấm độc tán trắng làm 14 người mắc và đã có 02 người bị chết.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ra công điện chỉ đạo phòng chống ngộ độc do nấm.

Đến nay, đã có 14 bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai và có 2 người đã tử vong. Những bệnh nhân này có diễn biến rất phức tạp, khó tiên lượng do độc tố nấm gây tổn thương gan rất nặng nề.

TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch  Mai cho biết, người dân ăn nhiều, nấm độc đã thấm sâu, đến cấp cứu muộn, cách xử trí ban đầu chưa nhanh, chưa chính xác.  Loại nấm mà các bệnh nhân ăn phải không thể nhận biết bằng mắt thường với nấm ăn được.

Đến thời điểm hiện tại, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) đã huy động mọi nguồn lực (huy động mượn thêm 3 máy lọc huyết tương…), đưa ra những phác đồ điều trị tích cực nhất, chi phí điều trị cũng đã lên tới 1,6 tỷ đồng nhưng khả năng tử vong của các bệnh nhân vẫn rất cao.

Bộ y tế ra công điện khẩn phòng ngộ độc nấm

Ảnh phân biệt nấm ăn được và nấm độc

Được biết, người dân có thói quen thu hái nấm mọc hoang dại (ở rừng, khe suối…) và được chế biến thành thức ăn. Nấm độc tán trắng mọc nhiều trong mùa Xuân và mùa Hè, khó phân biệt với các loại nấm tự nhiên không chứa độc tố. Tuy nhiên, nấm tán trắng nấu lên ăn rất ngọt, thịt nấm trắng, thơm người dân ăn thấy ngon, ngọt mà không cần cho mỳ chính. Nhưng độc tố của nó vì rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh.

Để phòng ngừa khẩn cấp ngộ độc do nấm độc tán trắng, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh phía Bắc và yêu cầu các Giám đốc Sở Y tế tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm do nấm độc đến tận hộ gia đình bằng mọi hình thức và bằng các phương tiện truyền thông trên địa bàn với các vật liệu truyền thông bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc; để mọi người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại.

Bộ Y tế cũng yêu cầu, các cơ sở y tế tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm ca bệnh, cấp cứu và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, chú ý sử dụng than hoạt tính và thuốc nhuận tràng cho bệnh nhân và cả ca bệnh nghi ngờ.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Vô sinh do hút điều hòa kinh nguyệt

Hút điều hòa kinh nguyệt rất dễ gây biến chứng, tiêu biểu là nhiễm khuẩn, từ đó dẫn đến viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm dính buồng tử cung, thai ngoài tử cung, vô sinh...

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm