1. Nghe nhạc với âm lượng lớn
Thói quen nghe nhạc với âm lượng lớn thường xuyên sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thính giác. Những âm thanh lớn đi trực tiếp vào ống tai, không được phân tán gây tổn thương phía trong tai. Nếu duy trì thói quen này quá lâu bạn sẽ có nguy cơ bị mất thính lực khi lớn tuổi.
Việc nghe nhạc quá nhiều sẽ trở thành gánh nặng cho tai về lâu về dài.
Nghe nhạc thường xuyên cũng khiến các tế bào lông trong tai dễ bị bào mòn và chức năng nghe bị suy giảm. Tiến sĩ Richard M.Rosenfeld, chuyên gia về tai mũi họng tại Bệnh viện Đại học Long Island (Brooklyn, Mỹ) khuyên bạn nên thực hiện những điều sau:
- Nghỉ giải lao nếu bạn phải nghe nhạc qua tai nghe. Bạn chỉ nên nghe nhạc trong thời gian không quá 60 phút một ngày và âm lượng không quá 60%.
- Sử dụng tai nghe giảm tiếng ồn. Bằng cách này, bạn sẽ không cần phải chỉnh to âm lượng để át đi tiếng ồn bên ngoài.
- Không đứng hoặc ngồi cạnh thùng loa tại các bữa tiệc.
Đeo tai nghe quá thường xuyên là thói quen cực kì tai hại.
2. Vệ sinh tai quá sâu hoặc bằng vật cứng
Không phải cứ vệ sinh thật sâu bên trong sẽ giúp tai được sạch sẽ hơn đâu nhé. Cấu tạo bên trong tai có màng nhĩ rất mỏng và dễ tổn thương, nếu bạn vệ sinh quá sâu hay bằng vật cứng có thể làm rách màng nhĩ.
Bên cạnh đó, bông ngoáy tai cũng cần phải sạch sẽ. Vì khi ngoáy tai, bạn sẽ vô tình đem một lượng lớn bụi bẩn và vi khuẩn tiến sâu vào lỗ tai. Do đó, nếu quá nhiều ráy tai bị chính chiếc tăm bông đưa vào sâu thì hãy mạnh dạn đến bác sĩ nhờ lấy ráy tai ra.
Nhiều người nghĩ rằng vệ sinh tai càng thường xuyên thì càng sạch, tuy nhiên đây lại là sai lầm. Ráy tai cũng có những tác dụng bảo vệ hay tự làm sạch ống tai. Nếu vệ sinh chúng quá thường xuyên có thể gây trầy xước, mất cân bằng cấu trúc trong tai gây nhiễm trùng. Việc làm sạch tai không nên thực hiện quá nhiều lần để tránh làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của tai.
Không nên vệ sinh tai quá thường xuyên, dễ gây trầy xước.
3. Để nước chảy vào trong tai
Để nước tràn vào trong tai sau khi tắm hoặc đi bơi là một thói quen cần hạn chế. Nước hồ bơi chính là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn. Vì thế về lâu dài, việc này sẽ tạo mủ trong ống tai gây viêm nhiễm, làm hại sức khỏe đôi tai. Thời điểm tai bắt đầu chảy mủ nhiều hoặc đau nhức thì đó là lúc khổ chủ cần phải đến gặp bác sĩ thật nhanh chóng.
Nếu bị nước vào trong tai, bạn hãy nghiêng đầu về một phía để nước không tràn sâu vào bên trong, sau đó lấy khăn lau khô. Khi đi bơi, tốt nhất bạn nên có dụng cụ để bịt tai lại.
Nếu nước tràn vào tai, hãy lập tức nghiêng đầu cho nước chảy ra.
4. Xỏ hoa tai vô tội vạ
Nghe tưởng chừng như là đùa, nhưng việc xỏ hoa tai vô tội vạ sẽ khiến tai của bạn viêm nhiễm trầm trọng đấy. Vì thùy tai là một bộ phận rất nhạy cảm chứa những chất kháng khuẩn giúp đôi tai chống lại việc nhiễm trùng. Do vậy, nếu chẳng may bấm hoa tai vào vị trí sụn sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiễm trùng nghiêm trọng. Trong trường hợp viêm nhiễm, hãy vệ sinh thật sạch sẽ khu vực này.
Luôn dùng rượu hoặc thuốc sát trùng khi bấm tai để đảm bảo tai bạn luôn được bảo vệ. Nếu như vết bấm có dấu hiệu chảy máu, không lành thì bạn hãy bôi thuốc và chờ vết bấm liền lại. Đừng ngoan cố với sở thích của mình rồi bấm xỏ lung tung, gây họa cho đôi tai bé nhỏ.
Không nên đâm vào vành tai những dị vật quá to.
5. Không thoa kem chống nắng cho tai
Chắc hẳn rất nhiều bạn trẻ sẽ giật mình khi đọc lời khuyên này, vì thói quen thông thường của chúng ta là hì hục bôi kem chống nắng khắp người nhưng lại bỏ chỏng chơ hai lỗ tai.
Theo Elizabeth Tanzi, giám đốc Viện phẫu thuật Da liễu bằng Laser Washington (Mỹ): "Đôi tai rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và dễ phát triển thành ung thư. Khi tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, ban đầu tai sẽ tấy đỏ, nứt nẻ, sau đó có thể trầy xước và chảy máu.
Khi thoa kem chống nắng, đừng bỏ quên 2 lỗ tai nhé.
(Ảnh minh hoạ: wikihow)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet