1. Bạn tư duy nhiều nhưng tất cả chỉ nằm trong não mà thôi
Kiến thức của bạn có thể dày cộp như mấy chục cuốn tự điển, não bạn linh hoạt và biết cách xâu chuỗi các vấn đề còn nhanh gấp ngàn lần chiếc máy tính thông minh nhất thế giới. Nhưng tất cả tư duy vĩ đại của bạn chỉ dừng lại trong não, hoặc cùng lắm là phát ra ngoài cửa miệng khi có ai hỏi tới, hoặc khi bạn làm những công việc cần thuyết trình như giáo viên chẳng hạn.
Vậy ai sẽ biến những tư duy tuyệt vời của bạn thành hiện thực? Chắc chắn là các đại gia lắm tiền hay những người trẻ có máu đầu tư. Thế đấy, người thông minh không thể làm mọi thứ từ A-Z được, cho nên họ vẫn sẽ nghèo và bị sử dụng mà thôi.
Não là của bạn, nhưng lúc nào cũng có người "xài dùm".
2. Đi theo lối mòn
Những sinh viên giỏi trong top của trường đại học sau khi ra trường đều làm trong những ngành giống nhau như: Công nghiệp, tài chính, tư vấn... Là một ông chủ doanh nghiệp rất thành công ở New York (Mỹ), Lee Semel cho rằng: “Rất nhiều người thông minh đều chỉ đi sau, họ không phải là người tiên phong bởi vì họ đã dành quá nhiều thời gian cho sách vở và không còn gì khác".
Người biết làm giàu thường cũng khá là ma mãnh, chịu đi đường tắt và thường xuyên tác động đến tư duy của người khác để trục lợi cho mình. Họ tiên phong trong việc nghĩ cách kiếm tiền, còn người thông minh lại sáng tạo trong một sự bó hẹp vì chẳng có đủ điều kiện để làm gì hết. Vậy thì họ phải đi làm thuê và bán não bộ của mình, được đồng nào hay đồng ấy.
Dù có IQ thấp nhưng họ đã rất giàu, còn bạn chỉ "lụm bạc cắc" thôi.
3. Bạn ngừng cố gắng
Khoa học đã chứng minh: Người có trí thông minh thường lười biếng. Vì lười nên họ không thể phát triển được hết cái khả năng trời cho của mình. Còn những người khác lại có cái kiến thức căn bản, họ dành thời gian đầu tư cho việc thực hành, điều này khiến họ sống gần với thực tế và gặt hát được thành công dễ dàng hơn.
4. Bạn đánh giá thấp các kỹ năng trong xã hội
Thực tế cho thấy, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, chính các mối quan hệ xã giao mới là yếu tố thúc đẩy xã hội và là cái máy đẻ ra tiền. Nhưng người thông minh thường thích sống trong thế giới riêng của họ, họ ngại và không có hứng thú giao tiếp. Do đó, dù rất có đầu óc nhưng họ vẫn phải sống dựa vào những người dám dấn thân trong xã hội thực.
Bạn nghĩ những bữa tiệc này là phù du, thực ra nó có cái giá cả đấy.
5. Bạn bảo thủ
Những người cực kì thông minh thường hay bảo thủ. Giáo sư Keith Stanovich ở trường đại học Toronto cho biết, người thông minh thường không sẵn sàng tiếp thu ý kiến mới. Họ sợ trí tuệ của mình bị hạ cấp và đặt cái tôi của mình lên quá cao. Sẽ rất nguy hiểm nếu họ cứ khăng khăng điều mình nói là đúng, và họ sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình sai.
6. Bạn quá coi trọng việc học và bằng cấp
Trên đời chẳng thiếu những câu chuyện liên quan đến các tỉ phú chân đất chưa bao giờ cắp sách đến trường. Tuy nhiên, người thông minh lại chỉ đánh giá cao những ai có học. Như vậy là sai lầm và nông cạn.
Đừng quá xem trọng bằng cấp, thiếu gì các tỉ phú chân đất thời nay.
7. Bạn tự đại
Việc tự tin là rất quan trọng nhưng ranh giới giữa tự tin và tự đại lại khá mỏng manh. Một chủ doanh nghiệp có tên là Tim Romero (Mỹ) cho biết: “Tôi không biết đã gặp bao nhiêu người thông minh từ chối các khoản lợi nhuận kếch xù vì nghĩ rằng họ phải được hơn thế, và không ai có thể thay thế họ được”.
Nên nhớ, trên đời này chẳng có gì và cũng chẳng có ai là không thể thay thế. Vì thế, hãy sử dụng cái đầu của mình thật khôn ngoan nhé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet