Nội dung
Bi kịch của nàng dâu ‘cưới chạy’ và những lần bị trả đũa ở nhà chồng

Lẽ ra xa nhau cả ngày, tối đến anh chị sẽ dành cho nhau những yêu thương nhưng thay vào đó là sự cãi vã, chì chiết, thậm chí là những đêm dài thức trắng.

Đó là câu chuyện của chị Hoàng Thị Nga ở Cao Xá, Đan Phượng, Hà Tây. Kể từ ngày lấy chồng, chưa đêm nào chị được ngủ yên. Mỗi khi đóng cửa phòng ngủ, anh chị lại cãi nhau, thậm chí nhiều đêm hai vợ chồng đều thức trắng ngồi mỗi người một góc trong sự cám cảnh.

Chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Tuy nhiên, sự khổ cực ấy đâu thấm thía bằng nỗi đau mất mẹ. Như người đời có câu “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá nằm đường” quả không sai. Từ ngày mẹ chị mất, chị chưa một đêm được ăn ngon ngủ yên. Tuổi thơ của chị lớn lên trong đòn roi và tủi nhục bởi bà dì ghẻ khó tính.

Bao đêm chị khóc gọi tên mẹ, chị tự hỏi “ở trên cao mẹ có biết chị em con khổ cực thế nào?”. Chị biết hi vọng nhận được tình yêu thương từ “kẻ khác máu tanh lòng” là không thể, nên chỉ cầu mong sau này khi lớn lên chị sẽ gặp được người chồng biết yêu thương và chia sẻ.

Năm 18 tuổi, chị gặp anh quê ở Hà Nội. Anh hiền lành, lại khéo ăn nói nên chị sớm phải lòng. Cũng vì cuộc gặp gỡ định mệnh, chớp nhoáng ấy mà sau 4 tháng chị đã trao đời con gái cho anh, để rồi sớm bước vào cuộc sống hôn nhân. Nhưng chị đâu ngờ, cũng chính sự vội vàng ấy mà đời chị bước vào một bi kịch mới.

Từ ngày về làm dâu nhà chồng, chị chỉ nhận được sự coi khinh hắt hủi từ bố chồng khó tính. Ông chê chị học thức kém, không nghề nghiệp. Ông sỉ vả chị vì làm mất mặt gia đình ông, ông chửi cái đám cưới ‘chạy làng’ đó. Không chỉ vậy, ông còn luôn miệng chì chiết, chú ý chị cả trong bữa ăn, giấc ngủ.

Bi kịch của nàng dâu cưới chạy và những lần bị trả đũa ở nhà chồng

Chị đã tin tưởng rằng, có con bố chồng sẽ đối xử khác với chị. Nhưng không, đó chỉ là sự tưởng tượng của người con gái đang khao khát được yêu thương mà thôi.

“Người ta đối xử với tôi không khác gì một kẻ ở, người ăn xin. Bữa ăn tôi gắp bao nhiêu miếng rau, miếng thịt đều bị bố chồng đếm hết “Cô ăn thế thôi, không nghề ngỗng ở nhà ăn bám chồng thì chỉ ăn thế thôi nhé. Từ nãy tới giờ đã ăn 3 bát rồi đấy”- chị Nga chia sẻ.

Nghe thế nước mắt chị lưng trào, bát cơm đang ăn bỏ dở vì uất nghẹn, tủi nhục. Chồng chị ngồi cạnh thương vợ, nhưng không dám ý kiến vì sợ bố. Trong khi đó, cô em út của chồng lại nhoẻn miệng cười khinh khỉnh với chị dâu.

Nói về em chồng hiện tại gia đình anh có 3 cô em. Hai cô đã lấy chồng, chỉ còn cô em út đang độ tuổi cập kê. Tuy nhiên, đây lại là cô em chồng đanh đá nhất. Cô ta suốt ngày chành chọe, khinh khỉnh với chị dâu. Thậm chí là “đồng minh số 1” của bố chồng trong việc hành hạ con dâu.

Dù chị Nga đã cố gắng để giữ nền nếp, cố gắng siêng năng chăm chỉ để làm hài lòng gia đình chồng, nhưng dường như mọi thứ đều trở nên bất lực.

Ngày chị hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh cho nhà chồng, chị đã gửi gắm hết niềm hi vọng vào đứa con trai. Chị đã tin tưởng rằng có con bố chồng sẽ đối xử khác với chị. Nhưng không, đó chỉ là sự tưởng tượng của người con gái đang khao khát được yêu thương mà thôi.

“Khi tôi mới sinh chưa đầy một tuần đang cho con ăn, em chồng từ đâu chạy vào lôi tôi xình xịch từ trên giường xuống bảo dậy làm việc nhà. Tôi đẩy nó ra, nó khóc ầm lên nói rằng tôi đánh nó. Bố chồng không hiểu chuyện còn dọa đánh tôi nói tôi không đáng mặt làm chị. Nhưng hôm đó, nhờ có mẹ chồng mà tôi tránh được trận đòn chí mạng”- chị Nga nước mắt ngắn dài.

Hận chị dâu, cô em chồng không ít lần trả đũa. Có lần, cô ta hất đổ bát cơm của chị Nga trong bữa ăn. Không chỉ vậy, cô ta còn gọi chó vào và cạnh khóe “Em lỡ tay, thôi chị vứt cho chó ăn cũng được chị ạ, cơm này đừng ăn lại nữa”. Chị thừa hiểu thâm ý của em dâu, chị đưa mắt cầu cứu chồng, hi vọng anh sẽ vùng lên mà bênh vực cho chị. Đáp lại, anh chỉ im lặng cúi đầu ăn tiếp.

Tối đó, vẫn như bao hôm khác khi đóng cửa phòng anh chị lại cãi nhau. Kể từ ngày chị về đây, anh chị chưa một đêm ngủ yên, lúc nào anh chị cũng tranh luận chuyện ai đúng ai sai. Nhiều đêm chẳng ai ngủ cả, anh chị vì giận nhau nên mỗi người một góc phòng.

Chị kêu anh không biết thương vợ, còn anh thì lại cho rằng chị phải chịu đựng vì hạnh phúc gia đình, vì con. Anh nói anh không thể bênh chị vì đó là bố anh, là em gái anh. Anh chỉ biết im lặng để “nuốt bồ hòn làm ngọt”. Anh hi vọng chị sẽ hiểu cho nỗi khổ tâm của anh.

Và thế, chị cứ phải chịu đựng những nỗi đau ấy một mình. Chị nhớ rất rõ cảm giác bố chồng không cho chị quyền lên tiếng trong gia đình. Ông uy hiếp dành quyền nuôi cháu, dạy cháu mà không cho chị ý kiến…

Cho tới một ngày, mẹ chồng tìm cách giải thoát cho con dâu và con trai ra ở riêng. Mẹ chồng cũng hết lời xin lỗi con dâu về cuộc sống những năm tháng qua. Bà nói “Cả đời mẹ đã chịu đựng ông ta, cả đời chịu đựng cảnh làm dâu, nên mẹ hiểu cho con”.

Chị thầm cảm ơn mẹ chồng, ít ra trong cuộc đời tính cho tới thời điểm này vẫn còn có người thấu hiểu cho nỗi đau của chị. Nước mắt chị cứ thế rơi, lần đầu tiên trong đời trong căn nhà mới, chị mới có được một giấc ngủ ngon trọn vẹn tới như vậy.

 Theo Người đưa tin

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

“Gói” chồng tặng bạn

"Gói" chồng tặng bạn Chưa kịp hoàn hồn, chị lại còn như bị trời giáng khi nghe Trang nói thêm: “Tha lỗi cho tôi! Nhưng tôi và anh ấy thật lòng yêu...

Xem thêm  

Yêu người không nên yêu...

Yêu người không nên yêu... Tình yêu là một loại cảm xúc khó có thể diễn tả nhất trên đời này. Có người yêu và được yêu, có người cả cuộc...

Xem thêm  

Đi xe SH mới là đẳng cấp

"Trên thế giới chẳng còn nước nào quan tâm đến xe hai bánh, nó chỉ được coi là phương tiện 'thể thao nguy hiểm'. Ở ta vẫn quan trọng hóa vấn đề, rằng nó thể hiện đẳng cấp của người đi, thật...

Xem thêm  

10 status ấn tượng trong tuần trên Facebook

'Già rồi hãy sống và làm những điều mình yêu thích, đơn giản vì mình không còn nhiều thời gian', Kỳ Duyên viết. Status số 1 "Người đàn ông mang đến hoa hồng chỉ để vui chứ không nên quá coi trọng....

Xem thêm