Trong số bệnh nhân hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc có bé Trần Ngọc A. 9 tuổi (Tiên Lữ, Hưng Yên). Cháu A phát hiện mắc bệnh suy tủy nặng tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10/2013 và được chỉ định ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn bệnh nhi gặp phải là việc tìm kiếm nguồn tủy phù hợp và kinh phí để thực hiện phẫu thuật.
Các bác sỹ đã tìm thấy sự hòa hợp với em ruột của cháu là Trần Ngọc G, 6 tuổi. Ngày 9/3 vừa qua, ca phẫu thuật được thực hiện. Đến nay, sức khỏe của bệnh nhi A đã dần hồi phục.
Bệnh nhi Trần Ngọc A- Hưng Yên, 9 tuổi cùng mẹ tại Viện
Anh Lâm Tiến Bình- 35 tuổi ở Lạng Sơn cũng là bệnh nhân may mắn được cứu sống nhờ phương pháp ghép tế bào gốc.
Anh Bình kể lại, sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh, anh đến Viện Huyết học và Truyền máu TW, được chẩn đoán là bị bệnh ung thư máu sau đó anh được ghép tế bào gốc tháng 11/2008. Hiện nay, anh Bình hoàn toàn khoẻ mạnh làm việc như người bình thường và không cần phải điều trị thuốc.
Kể lại quá trình điều trị bệnh tại Viện Huyết học, anh Bình chia sẻ, khi biết tin mình bị mắc bệnh ung thư máu, anh thấy choáng váng, mất hết niềm tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình bị bệnh anh Bình được sự chăm sóc tận tình, ân cần của đội ngũ y, bác sỹ trong Khoa ghép tế bào gốc của Viện. Qua thời gian điều trị, anh đã dần bình phục và đến nay sau 6 năm thực hiện ca ghép tế bào gốc, sức khỏe đã trở lại bình thường.
Còn bệnh nhân Hoàng Thị Diệu Thuần, suốt 7 năm chống đỡ với bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, mặc dù đã điều trị bằng thuốc nhắm đích nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Bệnh nhân được chỉ định ghép trong điều kiện bệnh tật rất khó khăn vì kèm thêm nhiễm viêm gan C và không hoàn toàn phù hợp hệ kháng nguyên HLA với người hiến. Tuy nhiên, với nỗ lực của các y bác sỹ, sau ghép được 19 tháng (đến thời điểm 4/2014), các xét nghiệm máu của Thuần đã ổn định. Bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe và trở về cuộc sống bình thường.
Theo bác sỹ Võ Thị Thanh Bình- Trưởng khoa ghép Tế bào gốc- Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, mặc dù bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc nhắm đích nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Bệnh nhân được chỉ định ghép trong điều kiện bệnh tật rất khó khăn vì kèm thêm nhiễm viêm gan C và không hoàn toàn phù hợp với người hiến. Tuy nhiên, với nỗ lực của các y, bác sỹ, sau ghép được 19 tháng (đến thời điểm 4/2014), các xét nghiệm máu đã ổn định, bệnh nhân đã dần hồi phục sức khỏe và đã dần trở về cuộc sống bình thường.
GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, phương pháp ghép tế bào gốc điều trị các bệnh ác tính là một trong những phương pháp giúp bệnh nhân điều trị với chi phí tiết kiệm.
Tính từ ca ghép tế bào gốc đầu tiên thực hiện vào tháng 6/2006 đến nay, Viện đã thực hiện được tổng số 107 ca ghép với các hình thức ghép khác nhau như ghép tự thân (lấy tế bào gốc từ chính bệnh nhân), ghép đồng loại (lấy tế bào gốc từ người khác).
Theo ông Trí, trong thời gian tới, Viện sẽ triển khai tích cực việc phát triển ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn cộng đồng để các bà mẹ tương lai tình nguyện gửi máu cuống rốn của mình, tạo kho dự trữ tế bào gốc điều trị trong tương lai.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet