Có tên chính xác là Super Cub C50, C70 hoặc C90 tùy vào dung tích xi-lanh, trên thực tế Cub 79 đã được ra đời từ đầu thập niên 70. Do phải tới khoảng năm 1979, dòng xe này mới được nhập nhiều vào Việt Nam nên nó đã được dân Việt gọi là xe Cub 79 để phân biệt với các đời Super Cub trước đó.
Trong khi đó, biệt danh "Đầu vênh máy cánh" lại bắt nguồn từ 2 đặc điểm chỉ có trên thế hệ này. Xe Cub 79 được gọi là "Đầu vênh" do có tay lái cong lên từ vị trí đèn pha. Các đời Cub sau này có phần đầu to hơn và tay lái thẳng, không còn cong lên như Xe Cub 79.
Trên thế hệ Xe Cub 79, Honda cũng thiết kế chiếc yếm của xe với kiểu dáng mềm mại, tròn trịa hơn hẳn so với các thế hệ sau nay. Thay vì ổ khóa đặt ở bên thân xe như Cub 78, Xe Cub 79 đã chuyển vị trí ổ khóa sang bên cạnh yếm. Phải tới Cub 81, ổ khóa của xe mới được đặt ở trên cổ.
Đặc điểm thứ 2 đã tạo nên "hình tượng" cho Xe Cub 79 đó là cặp bưởng máy có thêm các khe gió tạo thành hình chiếc cánh ở hai bên. Đây chính là nguồn gốc của từ "máy cánh" trong biệt danh "đầu vênh máy cánh" của chiếc xe.
Giống như nhiều thế hệ Cub khác, phiên bản 50 cc của Honda Super Cub 79 được trang bị khối động cơ SOHC 2 van 1 xi-lanh làm mát bằng gió, với công suất tối đa khoảng 5 mã lực.
Honda Cub ở Việt Nam trước những năm 1990 có thể coi là một nét văn hóa với màu rêu đặc trưng của xe Cub 82 “kim vàng giọt lệ” vang bóng một thời.
Để tận mắt cảm nhận sự trở lại đầy ấn tượng của Super Cub, quý khách hãy đến với chúng tối – Xe điện Khánh Hiệp hân hạnh mang tới cho quý vị những sản phẩm tốt nhất với giá thành phù hợp nhất cùng chế độ chăm sóc sau bán hàng tốt nhất Hà Nội. Với phương châm “Nói thật – Làm thật – Giá trị thật”, Xe điện Khánh Hiệp hân hạnh được phục vụ quý vị.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet