Nội dung

 Bất ngờ với hai mặt đối lập của thiên đường maldives

Sự lựa chọn đông đảo từ các nhóm khách du lịch khiến Maldive luôn nằm trong top 25 bãi biển đẹp nhất Châu Á của TripAdvisor.

Maldives đã tiến một chặng dài kể từ năm 1972, khi khu nghỉ mát đầu tiên mở cửa kinh doanh. 266 người nước ngoài đến thăm quốc gia này vào năm đó, ở trong những túp lều mộc mạc nhưng đẹp tuyệt vời với làn nước xanh trong suốt tận đáy vỗ về quanh đôi chân họ. Hiện có hơn 100 hòn đảo hẻo lánh nhưng vô cùng sang trọng dành cho du lịch. Du khách đến sân bay quốc tế Malé trong mong chờ sẽ được đưa đến thiên đường trong chốc lát bằng thủy phi cơ hoặc tàu cao tốc. Sự mệt mỏi do thay đổi múi giờ nhanh chóng biến mất cùng với sự xuất hiện của biển màu ngọc lam trong suốt. Ngay khi khách lên bờ, một ban nhạc sống biểu diễn các tiết mục chào đón, những nhân viên tươi cười xuất hiện cùng với welcome cocktail và khăn thơm. Ai có thể không bị quyến rũ bởi tiện nghi VIP như vậy?

 Bất ngờ với hai mặt đối lập của thiên đường maldives

Một chiếc thủy phi cơ bay trên một trong những hòn đảo của Maldives.

Những người nổi tiếng, chính khách sẽ tìm thấy ở đây một nơi riêng tư đặc biệt an toàn để xả hơi, tránh xa sự nhòm ngó của giới truyền thông. Một người bình thường cũng có thể được tận hưởng đám cưới như các ngôi sao với buổi lễ đơn giản, chân trần đứng trên cát đầy lãng mạn. Với những điều kiện như vậy, bạn sẽ dễ dàng lý giải tại sao có nhiều công ty tổ chức hội nghị tại Maldived như vậy.

 Bất ngờ với hai mặt đối lập của thiên đường maldives

Thuyền đánh cá Dhoni

Đây là Năm của Maldives và các quốc gia vùng Ấn Độ Dương đang tận hưởng một sự đột phá kỷ lục về du khách.

Kỉ lục về số lượng du khách đang thuôc về các thị trường Ấn Độ, Nga và nhất là Trung Quốc đại lục, chiếm đến 1/3 tổng lượng du khách đến Maldive vào các dịp như Tết Nguyên Đán. Tất cả mọi người đều bị quyến rũ bởi những rặng san hô rực rỡm những con cá đầy màu sắc và làn nước lấp lánh, bầu trời hoàng hôn sáng lạn trên biển cùng với hình ảnh về những con thuyền đánh các truyền thống Dhoni nổi bật trên rang trời màu cam đỏ.

Danh tiếng của Maldives gắn liền với các món ăn cao cấp đến nỗi gần như làm lu mờ cả mục tiêu của du khách là đến tắm biển. Sử dụng nguyên liệu từ nguồn hải sản được đánh bắt ở vùng biển địa phương hoặc nuôi trồng tại chỗ trong những trang trại hữu cơ và bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc từ các nhà cung cấp nước ngoài được lựa chọn một cách cẩn thận, phần lớn chi phí trong kì nghỉ của bạn là chi trả cho những gì mà bạn ăn uống. Một số khu nghỉ mát còn có hầm rượu vang kiểm soát nhiệt độ.

Thậm chí nếu bạn còn chưa đặt chân đến quần đảo này thì cũng không ngăn được bạn ngồi mơ mộng trước một màn hình chiếu cảnh Maldive. Đôi mắt mệt mỏi của bạn được nghỉ ngơi nhờ ngắm những vũng biển xanh trong, bãi cát trắng mịn như phấn sau một ngày làm việc vất vả. Và thế là mong ước được đến Maldive bùng cháy.

Mặt xấu

Thật không may, Maldives cũng lọt vào danh sách “10 địa điểm bạn cần đến thăm trước chúng khi biến mất”. Làn nước biển xanh trong vắt được dự đoán là sẽ nhấn chìm cả quần đảo vào cuối thế kỉ này. Tính đến nay, ít nhất 90 hòn đảo đã biến mất do xói mòn tự nhiên và nước biển dâng cao gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu. Hy vọng rằng các bờ kè sẽ mau chóng được xây dựng xung quanh các khu nghỉ mát và cát được bơm vào bãi biển.

Một vài năm trước, các chính trị gia địa phương đã mặc thiết bị lặn để tham gia một cuộc họp nội các dưới nước nhằm làm nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động ngăn chặn những hiểm họa du lịch này. Nhưng sự thật là du lịch, nguồn thu nhập chính của Maldives, cơ sở cho các chuyến bay đường dài, thủy phi cơ, thực phẩm cho người sành ăn vận chuyển từ khắp các châu lục, lại làm tăng khí các bon nhà kính qua việc sử dụng rộng rãi máy điều hòa không khí hơn là dựa vào gió biển để làm mát. Ba trăm tấn rác, phần lớn là từ các khu du lịch, được đổ hàng ngày lên đảo nhân tạo Thilafushi, còn được gọi là Đảo rác, nơi nó bị đốt cháy, tạo ra những đám mây khói có độc tính cao.

 Bất ngờ với hai mặt đối lập của thiên đường maldives

Đảo nhân tạo Thilafushi nhìn từ trên cao

Bạn đừng nghĩ rằng một nơi đón hàng triệu du khách có mức chi tiêu cao mỗi năm lại không gặp khó khăn về kinh tế. Những nước nghèo thường ít có khả năng thu được nhiều lợi nhuận từ du lịch hơn những nước giàu có. Sự thất thu này bắt nguồn từ việc nước chủ nhà phải trả nhiều tiền cho các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu, tình hình này diễn ra ở Maldives cao hơn bất cứ đâu. Có thể hình dung như sau: Một du khách đến Maldives trên một chuyến bay của Cathay Pacific, nghỉ tại một khu nghỉ mát của Thụy Sĩ, thưởng thức món ăn từ Sri Lanka và rượu vang Úc.

 Bất ngờ với hai mặt đối lập của thiên đường maldives

Đảo nhân tạo Thilafushi, còn được gọi là Đảo rác

Hơn 80% lực lượng lao động bản địa sống dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào du lịch. Sự phụ thuộc tài chính vào một ngành công nghiệp duy nhất khiến xã hội Maldives dễ bị tác động bởi sở thích đi nghỉ, các thảm họa tự nhiên và hầu như bị hủy hoại hoàn toàn sau một cuộc tấn công khủng bố (Hãy nhớ lại trường hợp của Bali sau khi bị đánh bom hay Tunisia sau vụ thảm sát của một tay súng). Tiền lương trong lĩnh vực thương mại khách sạn thuộc hàng thấp, công việc theo mùa, các nhân viên phải tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế ngặt nghèo. Phải tới làm việc trên những hòn đảo san hô xa xôi khiến các nhân viên bị ảnh hưởng bởi nỗi nhớ nhà và sẽ nhanh chóng chuyển thành sự oán thán, giận giữ có thể bùng nổ khi gặp những người khách không nhạy cảm trong cư xử, có thái độ bất hòa hoặc tỏ ra thiếu tôn trọng các truyền thống Hồi giáo.

Đã có những lời kêu gọi du khách tẩy chay Maldives không phải chỉ bởi vì cựu thuộc địa của Anh này là điểm nghỉ mát bị đe dọa bởi các xung đột chính trị, thiếu nhân quyền mà bởi còn vì các vấn đề xử lý chất thải và lương nhân công thấp.

Nói tới môi trường thì phải công nhận rằng các khu nghỉ dưỡng cao tầng được trang bị tốt để đối phó với số lượng lớn du khách hơn là một hòn đảo san hô mỏng manh. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì nếu bạn đã làm việc vất vả trong 50 tuần chỉ để được hưởng 14 ngày hạnh phúc theo chủ nghĩa khoái lạc thì bạn cũng không cần ai ra rả bên tai về những không khí hay thực phẩm an toàn với môi trường.

Chúc bạn có một chuyến đi tuyệt vời và đừng quên mang những vỏ chai nhựa, pin cũ về nhà!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

10 địa danh bạn nên đến khi còn trẻ

Khi còn đủ sức để bay lượn, ngao du sơn thủy bạn hãy đi hết nhưng nới bạn muốn đi, để tận hưởng được cuộc sống thú vị như thế nào. Đây là 10 địa danh bạn nên đến nè. Thiên đường hoa...

Xem thêm  

Mờ mờ, ảo ảo một con đường.

Nếu ai đã từng du lịch Đà Lạt - Nha Trang, chắc hẳn phải nhớ 1 con đèo mờ ảo mà khách du lịch thường gọi là đèo Omega. Ngoài ra nó còn biết đến với tên đèo Hòn Giao ( do chạy gần đỉnh núi Hòn...

Xem thêm  

6 bước chuẩn bị cho mỗi chuyến đi

Trong mỗi chuyến đi dù ngắn hay dài đều phải chuẩn bị đầy đủ r đừng để đi giữa đường mới phát hoảng vì bình xăng sắp cạn, thời tiết xấu hay hành lý quá nặng.Ngoài những vấn đề cơ bản...

Xem thêm