Phát hiện sớm nguy cơ bệnh tim, căn bệnh giết người thầm lặng bởi nó không có dấu hiệu nhận biết ra bên ngoài. Theo nghiên cứu, qua phân tích "sức khỏe" của tóc, người ta có thể biết được mức độ stress, đây chính là "hàn thử biểu" báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tim rất cao.
Qua phân tích "sức khỏe" của tóc, người ta có thể biết được mức độ stress.(Ảnh minh họa)
Đặc biệt hơn trong sợi tóc còn mang cả các thông tin liên quan đến quá trình dao động hormone cortisol. Một khi cơ thể có hàm lượng hormone nói trên cao thì rủi ro mắc bệnh tim rất lớn. Vì vậy việc phân tích tóc còn cho biết thêm rất nhiều thông tin quan trọng so với xét nghiệm máu, không gây đau, gây viêm nhiễm như phương pháp lấy máu truyền thống, khắc phục được tình trạng thiếu tin cậy bởi phân tích máu chỉ cho biết mức độ hormone stress và các chỉ số khác ở giai đoạn nhất định, chưa kể phép xét nghiệm máu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cả ăn uống hay dùng các loại thuốc chữa bệnh.
Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học còn biết được thêm nhiều điều kỳ lạ chứa đựng trong sợi tóc của con người. Những phát hiện trên, đặc biệt biết được mức độ cortisol là dựa vào việc phân tích mẫu tóc của gần 300 người cao niên, độ tuổi bình quân từ 65-85. Mẫu tóc dùng cho thí nghiệm này dài 3 cm, được lấy từ vùng đỉnh đầu, cho biết hàm lượng cortisol trong thời gian 3 tháng gần nhất.
Cụ thể hơn, nghiên cứu đã phát hiện thấy những người cao tuổi có hàm lượng cortisol cao thường có tiền sử gia đình mắc bệnh tim vành, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên hoặc bệnh tiểu đường. Những ai có mức độ cortisol dài kỳ thường có rủi ro mắc bệnh tim cao nhất.
Theo tiến sĩ L Manen Schijn trưởng nhóm nghiên cứu thì ngoài việc phân tích tóc để biết mức độ stress, hormone cortosol, những người mắc bệnh cao huyết áp hoặc béo bụng cũng là nhóm người có hàm lượng cortisol cao, dấu hiệu không thể bỏ qua, cần điều trị càng sớm càng tốt. Tuy hàm lượng cortisol trong tóc cũng có thay đổi theo thời gian do sức khỏe con người, nhưng phân tích tóc được xem là có độ tin cậy cao và mang lại nhiều thông tin hữu ích.
Thông tin trên được công bố trên Tạp chí Bệnh nội tiết và chuyển hóa lâm sàng (JCEM) số cuối tháng 4/2013.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet