Trở lại câu chuyện của người công nhân có tên Xiao Wei sống tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hồi năm 2013. Thời điểm đó, bệnh viện Xiangya ở thành phố thủ phủ của tỉnh Hồ Nam đã tiếp nhận ca cấp cứu nguy kịch của Xiao Wei khi anh không may bị lưỡi dao cắt vào tay.
Bàn tay được tiếp máu và chăm sóc bằng... chân.
Theo iBTimes và FLScience, với mọi nỗ lực cố gắng, các bác sĩ đã cứu thành công bàn tay của Wei bằng cách nối vào với đôi chân của anh. Người đứng đầu ca phẫu thuật định mệnh ấy là Tiến sĩ Tang Juyu. Ông đã quyết định tiến hành ca phẫu thuật sau khi xác định rõ cơ hội duy nhất để cứu sống đôi tay của Wei chính là kỹ thuật nối chi.
Tuy nhiên, bởi vì cánh tay của Wei đã bị đứt rời và đang bị thương nặng nên các bác sĩ quyết định không phẫu thuật gắn lại ngay lập tức. Thay vào đó, các bác sĩ đã chọn phương pháp sử dụng các dây thần kinh, động mạch và gân ở chân để chữa lành và phục hồi cho đôi tay của anh.
Tiến sĩ Tang giải thích: "Dưới nhiệt độ bình thường, một ngón tay vị cắt đứt cần phải được tiếp tục cung cấp máu liên tục trong vòng 10 giờ nhưng thời gian đó thậm chí còn ngắn hơn đối với một chi cơ thể bị tách rời. Nếu như chi bị mất máu quá lâu, các mô sẽ chết và sẽ không bao giờ có thể cứu được".
Thời điểm trước khi phẫu thuật nối chi.
Vào ngày 10/11/2013, các bác sĩ tại bệnh viện Thường Đức tại tỉnh Hồ Nam đã tiến hành gắn lại thành công bàn tay cho Wei sau hơn 10 giờ phẫu thuật. Hầu hết bàn tay của Wei đã phục hồi sau quá trình chữa lành vết thường kéo dài hơn một tháng từ sự trợ giúp của đôi chân.
Việc ghép bộ phận lên một bộ phận khác của cơ thể để duy trì sự sống cho chúng đã là một kỹ thuật được thực hiện khá thành công tại Trung Quốc trong thời gian gần đây, mặc dù kĩ thuật y khoa này vẫn chưa được thực sự phổ biến ở nhiều nơi, nói cách khác vẫn là khá hiếm.
Sau khi được phẫu thuật cấy ghép hoàn lại bàn tay.
Vào năm 2014, một người đàn ông tên Yan Jianbin đã bị bỏng nặng ở mặt sau khi bị điện giật. Khuôn mặt của anh bị biến dạng hoàn toàn. Tuy nhiên, các bác sĩ tại Bệnh viện Quân đội Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã tái tạo một khuôn mặt mới ngay trên ngực trái của anh.
Để làm điều này, các bác sĩ bắt tay vào việc kéo da về phía ngực trái của Yan và bơm nước mặn vào phần ngực này để mở rộng phần da, tạo ra một khối hình chiếc đầu. Phần da ngực này hiện đã mở rộng đủ để các bác sĩ tiến hành tạo một khuôn mặt mới cho Yan. Giai đoạn tiếp theo là thay thế khuôn mặt mới này vào vùng da mặt của Yan đã bị phá hủy vì điện giật.
Anh Yan Jianbin và khuôn mặt mới đang được "nuôi" trên ngực trái của mình.
Các bác sĩ cho hay, toàn bộ quá trình này sẽ được chia thành 5 giai đoạn. Hai giai đoạn đầu tiên sẽ là tạo 1 chiếc mũi mới. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một phần sụn xương sườn và phần da mới được tạo ở ngực để tạo hình mũi.
Giai đoạn thứ ba là tạo ra các mạch máu mới và các động mạch. Giai đoạn thứ tư là cấy ghép mặt và giai đoạn cuối cùng tập trung vào việc thiết kế và điều chỉnh các tính năng trên khuôn mặt mới của Yan. Theo các bác sĩ phẫu thuật, toàn bộ quá trình tạo khuôn mặt mới này sẽ mất ít nhất 2 năm.
Các bác sĩ đang tạo hình dạng khuôn mặt mới cho Yan trên phần da mới ở ngực trái.
Trong khi đó, một người đàn ông cũng đã được cấy mũi ở ngay trên trán sau một vụ tai nạn giao thông. Theo Reuters, anh chàng tên Xiaolian đã không được điều trị sau khi bị tai nạn vào tháng 8/2012, và nhiễm trùng bên trong đã ăn mòn sụn mũi của anh. Các chuyên gia phẫu thuật không còn lựa chọn nào khác là tìm cách tạo một chiếc mũi mới để cấy vào chỗ cũ. Chiếc mũi được nuôi cấy ngay ở phần mô trên trán của anh và được tạo hình từ xương sụn lấy từ sườn.
Anh Xiaolian được cấy mũi trên trán.
Với kĩ thuật cấy ghép ngày càng tiến bộ, rất nhiều bộ phận của con người đều đã có thể cấy ghép được trên các bộ phận khác như tai, ngón chân, tay và thậm chí là cả dư ơng v.ật.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet