Sau đây là 6 kiểu nói chuyện khiến bạn tự đánh mất hình ảnh của mình trong mắt người khác.
1. Phê phán
Chuyện kể ở một ngôi trường nọ, tất cả nam sinh đều phải cắt tóc ngắn. Hôm ấy giáo viên thấy học sinh kia vẫn để tóc dài qua ót, liền quát: "Sao em cứng đầu thế, nhà trường đã quy định thế mà vẫn lì lợm không nghe à?". Thực tế em ấy định sau buổi học sẽ đi cắt tóc, nếu như cô giáo chỉ cần 1 lời nhắc nhở nhẹ nhàng thì có lẽ em ấy sẽ không cảm thấy bị xúc phạm, không trở nên chai lì và dần trở thành học sinh cá biệt trong mắt cô thầy.
Hãy cẩn trọng với lời nói của bạn. Chúng còn nặng kí hơn bom. (Ảnh minh họa: th-htho1.huongtra.thuathienhue)
Không ai là hoàn hảo cả. Những lời nói nặng nề 100% sẽ khiến mọi người khó chịu và bất hợp tác. Kết quả là họ sẽ không bao giờ mở lòng với bạn và tệ hơn, họ khinh và nói xấu sau lưng bạn. Bởi vậy người ta mới có cụm từ "thì thầm bên gối". Nói nhẹ mà có tình có lý thì chẳng bao giờ thua cả.
2. Ngồi lê đôi mách
Mạng xã hội thật thú vị vì bạn có thể ngồi lê đôi mách với cả trăm người cùng lúc. Cái gì hay thì người ta ít lê la. Cái gì chói tai, chói mắt thì người ta sẽ bình luận vô cùng chủ quan. "Rác nhà mình thì mình quét", đừng nên dùng ngôn từ để hãm hại người khác như vậy. Mà tôi thấy một điều bất ngờ là những nhóm bạn có thói quen ngồi lê đôi mách cuối cùng lại đâm ra nặng nhẹ, chê bai và đâm thọt nhau.
Nói xấu người khác, rốt cuộc cũng sẽ bị nói xấu sau lưng thôi. (Ảnh minh họa: wikihow)
3. Nói chuyện tiêu cực
Khi nói chuyện vui vẻ và tích cực, bạn sẽ khích lệ tinh thần của người khác. Ngược lại, bạn sẽ rất đáng thương trong mắt họ. Nói năng tiêu cực sẽ trở thành thói quen và dần dần, lời nói sẽ điều khiển suy nghĩ của bạn. Cứ suốt ngày u ám như vậy, chẳng để làm gì cả.
4. Bào chữa
Nhiều người rất giỏi cãi. Bào chữa là 1 cách chối bỏ trách nhiệm. Nó chỉ khiến người ta tìm cách ép bạn nhận lỗi, khiến họ ghi nhớ sai lầm của bạn và để ý những lỗi khác của bạn. Hậu quả đã xảy ra rồi, nghĩ cách khắc phục chẳng phải là tiện cả đôi đường sao. Hành động mới là lời bào chữa hiệu quả nhất.
Bớt "tại vì", hãy trưởng thành và thừa nhận mình sai. (Ảnh minh họa: 3yrdsblog)
5. Phàn nàn
Những người đi làm công thường hay phàn nàn. Trước khi chịu làm một việc được giao, bạn thường hay than khổ, than khó và tưởng tượng ra đủ thứ trở ngại của nhiệm vụ đó. Trong cuộc sống cũng vậy, chắc chắn bạn ít khen ai, cũng không thấy vui mà chỉ có đủ thứ chuyện để phàn nàn.
Bạn có nhận ra là người khác chỉ muối nói chuyện với bạn thật nhanh cho xong việc, chứ chẳng ai muốn rủ bạn cà phê tâm sự hay cùng nhau đi shopping? Lời phàn nàn giống như rác đổ vào tai người khác, ai chẳng muốn hất ra.
6. Phóng đại
Một nửa sự thật không phải là sự thật. Thêm mắm dặm muối vào sự thật chính là đang nói dối và rồi không còn ai tin bạn nữa. Thời xa xưa, nếu bị phát hiện nói dối, người ta có thể bị cắt lưỡi. Nếu áp dụng hình phạt hà khắc đó vào thời nay, liệu bạn có đủ lưỡi để bị cắt không?
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet