Cụ thể, các khu bán hàng cũ của Apple có tên “Red Zone” sẽ được đổi tên thành “Product Zone”; khu vực phía sau cửa hàng cũng đổi tên mới, từ “Back of House” thành Backstage”. Ngoài ra, các công việc trong cửa hàng cũng được đổi mới như: “ Operations Specialist”, “Operations Pro” và “Business Experts” (trước đó lần lượt là “Back of House Specialists”, “Inventory Specialist” và Business Specialist”).
Riêng tại Mỹ và Anh, hãng này cũng cho bổ sung thêm 3 vị trí mới trong các cửa hàng của mình. Các vị trí “Pro” sẽ là người am hiểu nhất về các thiết bị của Apple, được xếp hạng trên cả các vị trí “Expert” (Chuyên viên). Bộ phận sáng tạo cũng được bổ sung thêm một cấp cao hơn – “Creative Expert” (Chuyên viên sáng tạo).
Ngoài ra, bộ phận “Technical Expert” (Chuyên viên kỹ thuật) sẽ có trách nhiệm sưả chữa điện thoại di động, khắc phục sự cố phần mềm trên Apple Watch và các sản phẩm khác. Do vậy, thời gian sửa chữa thiết bị cho khách hàng sẽ được giảm đáng kể.
Thêm vào đó, “Táo Khuyết” cũng tiến hành sửa sang hàng loạt các cửa hàng với thiết kế mới từ giữa năm ngoái. Tên gọi của cửa hàng cũng được lược bỏ từ “Store”, thay thế vào đó là “Apple”, ví dụ như “Apple Union Square”.
Cuối cùng, phương châm bán lẻ của thương hiệu này cũng được thay đổi thành “way of life” (tạm dịch: phong cách sống). Khẩu hiệu trên cũng trở thành “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của nhân viên trong hệ thống bán lẻ.
Bằng nhiều biện pháp khác nhau, Apple đang hướng đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm của khác hàng Anh và Mỹ nhằm cải thiện doanh thu vốn đã sụt giảm liên tục trong 2 quý gần đây.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet