Đây chính là BST thời trang nữ giới thứ 3 của NTK Alessandro Michele được gucci trình làng cho chiến dịch thời trang Xuân Hè 2016. BST lấy cảm hứng từ tác phẩm nổi tiếng Carte de Tendre/Map of Tendre (Bản đồ Tendre) của nữ tác gia người Pháp Madeleine de Scudéry, xuất bản năm 1954.
Họa tiết tinh tế lấy cảm hứng từ tác phẩm liên quan đến tấm bản đồ kỳ diệu của nước Pháp.
Những họa tiết nhỏ nhắn gây hứng thú hay hình tấm bản đồ huyền thoại... đều hiện lên đẹp mê hồn. Đây chính là công lao của NTK mới nổi của Gucci là Alessandro Michele khi lần đầu cho ra mắt BST Xuân Hè khiến các tín đồ thời trang đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác.
Alessandro từng đóng vai trò là NTK hậu trường trong suốt 12 năm ở Gucci, chính vì vậy ông hiểu hơn ai hết về thương hiệu thời trang đã làm việc suốt hơn một thập niên qua. Đây cũng chính là người được CEO Marco Bizzarri tin tưởng và quyết định chọn một NTK với mái tóc dài và vẻ nhút nhát như Alessandro, từng khiến nổi lên nhiều ý kiến bất đồng.
Những mẫu thiết kế điểm xuyết thắt nơ cổ.
Họa tiết chim bay lẫn in 3D đánh lừa thị giác.
Thế nhưng thực tế đã chứng minh cho thấy, Alessandro đã giúp Gucci có được ánh hào quang sán lạn hơn bao giờ hết. Trước đó, để chuẩn bị cho BST thời trang nam Thu Đông 2015, Alessandro bất ngờ được giao trọng trách đảm nhiệm thiết kế.
Và trong 5 ngày anh đã hoàn thành được nhiệm vụ bất khả thi, cho ra mắt BST với phong cách retro silhoette thập niên 70 và sự phẫn nộ của giới trẻ châu Âu thời kỳ đó, chính thức phá vỡ mối quan hệ giới tính rạch ròi mà những Tom Ford, Frida Giannini từng đặt ra.
Phụ kiện mũ nồi từng được Alessandro sử dụng trong 3 BST thời trang nữ của ông trước đó.
Nơ tết đeo cổ.
Trong BST mới lần này, chúng ta còn phát hiện những phụ kiện đi kèm từng được giới thiệu từ BST nữ của 3 mùa trước do Alessandro thiết kế.
Đó là những mũ nồi, gọng mắt kính, nơ tết đeo cổ, giầy lông và cả họa tiết thêu chim. Những chi tiết này cũng đã trở thành dấu ấn sáng tạo mang thương hiệu riêng của các NTK trong thời đại không cần đến logo.
Phụ kiện kính đeo mắt.
Họa tiết thêu chim và giày lông.
Ngoài ra, BST Xuân Hè 2016 này còn có thêm yếu tố in họa tiết 3D đánh lừa thị giác cực kỳ đẹp mắt, gợi nhớ các tín đồ thời trang về những thiết kế lừng danh một thời của Roberta di Camerino, biến không gian hai chiều trở thành không gian 3 chiều trên chất liệu may mặc, một sáng tạo từng được Roberta di Camerino phát minh từ thập niên 50 của thế kỷ trước.
Sáng tạo trên còn được nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng khác sử dụng, như Viktor & Rofl, Christopher Kane...
Dù Gucci không phải thương hiệu đầu tiên áp dụng thủ pháp trên cho BST thời trang của mình, thế nhưng việc sử dụng dây đai kết hợp với nơ cài, cổ áo sóng lá sen cùng tà váy xòe, sự kết hợp giữa mặt phẳng với hình ảnh 3D đánh lừa thị giác, đã thể hiện chính xác sự nổi loạn của các cô gái trẻ thời nay.
Viền cổ áo lá sen hay nơ đeo cổ thực ra chỉ hình ảnh đánh lừa thị giác.
Họa tiết in đánh lựa thị giác từng được Roberta di Camerino phát minh ra cách đây hơn nửa thế kỷ.
Một bản vẽ của Roberta di Camerino (trái) và thiết kế của Gucci.
Họa tiết 3D trong thiết kế của Christopher Kane.
BST sử dụng họa tiết 3D đánh lừa thị giác của Viktor & Rofl.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet