Một con cá voi sát thủ nổi lên mặt biển, rình hai chú chim cánh cụt trên băng
Các bức ảnh dự thi được chụp bởi cả nhiếp ảnh gia nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp, dựng lên bức tranh sống động ở châu lục lạnh nhất hành tinh, đang được trưng bày tại Triển lãm Nghệ thuật và bảo tàng Tasmanian (Australia).
"Nhiếp ảnh tại Nam Cực cần kỹ năng đặc biệt. Không phải cứ một màu trắng là xong, vì đó là nơi đầy màu sắc với hiệu ứng ánh sáng kỳ ảo, động vật độc đáo trong ánh xanh của băng vĩnh cửu", Paul Cullen, giám đốc phụ trách buổi triển lãm cho biết.
Nam Cực là châu lục cao nhất so với mặt nước biển, lạnh khô, nhiều gió nhất thế giới. Môi trường khắc nghiệt này là nơi cư trú của một vài loài như chim cánh cụt, cá voi sát thủ, sư tử biển và hải cẩu.
Sư tử biển và chim skua
Nhiều loài chim cánh cụt khác nhau cư trú ở Nam Cực. Chúng là những "vận động viên" bơi lôi xuất sắc và lặn rất sâu.
Băng phản chiếu trên mặt biển
Trại Aurora Basin của 24 nhà khoa học từ dự án nghiên cứu khí hậu. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại châu Nam Cực là -44 độ C.
Băng giá dưới bầu trời xám xịt
Hai chú chim cánh cụt và hai người tò mò nhìn nhau trên băng
"Cổ áo" của một chú chim cánh cụt
Sư tử biển tắm nắng
Một con hải cẩu thư giãn trên băng
Con hải cẩu săn được cá dưới băng
Một tảng băng trôi trên đại dương Nam Cực
Một loại chim cánh cụt trên đảo Falkland và Campbell
Chú chim đông cứng trên băng
Một quần đảo nhỏ bên rìa Nam Cực
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet