Nội dung
miền tây vốn được nhiều người ưa chuộng vì vẻ đẹp thanh bình, giản dị và những món ăn đặc sắc và phong phú, đặc biệt là vào mùa nước nổi.

Từ tháng 7 đến tháng 11 Âm lịch hàng năm, nước từ thượng nguồn sông Mekong từ Campuchia đổ về miền Tây, qua An Giang, Đồng Tháp rồi đến các nhánh khác của sông Cửu Long mà đổ ra biển. Đây là mùa của nghề chài cá, bắt chuột đồng, lập chợ nổi…

Nước sông mang phù sa bồi đắp cho những ruộng lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Nước lớn cũng mang đến những nguồn lợi khác, khi những đồng lúa đã ngập tràn nước lũ. Sau mùa gặt, trước khi nước về, người dân bắt đầu chuẩn bị các dụng cụ để chài cá như lưới, đó, đăng, đáy, giăng câu… Nguồn lợi lớn của mùa nước nổi chính là cá linh.

Ăn cá linh nấu bông điên điển khi về miền tây mùa nước nổi
Người miền Tây giăng lưới mùa nước nổi. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn
Đến với miền Tây mùa nước nổi, du khách thường được di chuyển trên các thuyền, đò dọc các con kênh, rạch hay sông để ngắm toàn cảnh miền Tây trong mùa nước nổi. Trên mặt nước mênh mông, những chiếc thuyền chài bé nhỏ neo đậu bên các nhà sàn dùng trong mùa lũ. Những cái đáy, cái đăng rải rác trên những con sông nước chảy cuồn cuộn. Cá linh đến mùa lại theo nước đổ từ Campuchia về miền Tây, tiếp tục cuộc hành trình với sứ mạng duy trì nòi giống. Cá linh non nhỏ bằng đầu tăm, càng về cuối mùa, càng lớn. Những mẻ lưới mang đến cho người dân hàng trăm ký cá linh mỗi ngày.

Ăn cá linh nấu bông điên điển khi về miền tây mùa nước nổi
Bông điên điển - đặc sản mùa nước nổi. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn​

Nhưng chỉ kể đến cá linh là chưa đủ, còn phải kể đến các loại rau đặc trưng của mùa nước nổi này. Đó là bông súng, so đũa và đặc biệt là bông điên điển. Bông điên điển vàng, mọc thành chùm rủ xuống theo các con kênh đã ngập nước. Món ăn đặc trưng của người dân miền Tây thường đãi cho du khách chính là món canh chua cá linh bông điên điển. Để cảm nhận đúng cái chất miền Tây mùa nước nổi, nhiều du khách chọn cùng ngồi với người dân trên những cái bè hay thuyền bập bềnh trên sóng nước mà thưởng thức cơm trắng mới nấu với canh chua cá linh bông điên điển.

Ăn cá linh nấu bông điên điển khi về miền tây mùa nước nổi
Lẩu cá linh bông điên điển. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn
Một đặc trưng khác của mùa nước nổi chính là văn hóa chợ nổi. Chắc hẳn bạn từng nghe nói đến chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, nhưng đến với miền Tây mùa nước nổi, bạn sẽ bắt gặp chợ nổi ở khắp nơi. Các chợ nổi lớn như Cái Răng, Phụng Hiệp, Cái Bè sẽ đưa bạn đến với thế giới của văn hóa miệt vườn. Chợ nổi hình thành với những quán hàng là những con thuyền họp nhau tại một khúc sông, trên mỗi con thuyền có một cây sào tre có buộc các sản phẩm mà họ bán. Cuộc sống trên sông nước cũng chính là cuộc sống của dân miền Tây mỗi khi nước nổi.

Ăn cá linh nấu bông điên điển khi về miền tây mùa nước nổi
Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn.
Du khách ngoài ra còn có thể đến thăm rừng tràm Trà Sư ở An Giang hay Tràm Chim ở Đồng Tháp. Những khu rừng tràm mùa này nước đã tràn bờ. Du khách sẽ được ngồi trên những chiếc ghe nhỏ đi sâu vào những con lạch êm ả, để lắng nghe tiếng cò, sếu, vạc, le le… kêu dáo dác mỗi khi bay ngang.

Ăn cá linh nấu bông điên điển khi về miền tây mùa nước nổi
Rừng tràm Trà Sư – An Giang. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn
Chính cuộc sống vui tươi, hiếu khách của dân miền Tây cùng những cảnh đẹp bất tận mùa nước nổi sẽ níu chân du khách ở mãi chẳng muốn về.
Nguồn: zing.vn​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

8 món hủ tiếu hấp dẫn của Sài Gòn

Hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu cá, hủ tiếu sườn, hủ tiếu hồ... là những biến tấu khác nhau của hủ tiếu mê hoặc thực khách. Hủ tiếu cá ​ Hủ tiếu cá hấp dẫn thực khách với những cọng bánh...

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Những món ăn ngon ở Tân Định

Ở Sài Gòn, muốn thưởng thức các món ăn ngon như bánh canh bò viên, cháo sườn non, các món ăn Huế, mì xào giòn hay là các món ăn miền tây thì các bạn nên ghé khu Tân Định, nới đây như một phố ẩm...

Xem thêm  

Khám phá ẩm thực quanh chợ Bến Thành

Với sự góp mặt của đầy đủ các món ăn từ khắp mọi miền đất nước, ẩm thực chợ Bến Thành là sự kết hợp khéo léo và tinh tế của những nét văn hóa ẩm thực vùng miền. Đây là một trong những...

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm