Nội dung
Theo Cơ quan Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), lâu nay người ta mới chỉ quan tâm đến tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ, lãng quên việc tiêm phòng vacxin cho nhóm người trưởng thành (20 - 50). Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, CDC khuyến cáo 8 loại vacxin dưới đây nên tiêm phòng cho nhóm lực lượng lao động quan trọng này của xã hội.

1. Tday

Tday là loại vacxin chống bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà, từng được tiêm khi con người ta còn nhỏ, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có chiều hướng tái phát trở lại, vì vậy cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt.

- Nhóm người cần tiêm: Tất cả người lớn

- Lịch tiêm: Nếu còn nhỏ chưa tiêm phòng uốn ván thì nên tiêm mũi tiêm 3 kết hợp nói trên, sau đó cứ 10 năm lại tiêm mũi uốn ván tăng cường.

2. HPV

Mặc dù đã được khuyến cáo dùng cho nhóm người vị thành niên, nhưng thực tế mới chỉ có 2,1% số người tiêm.

- Nhóm người cần tiêm: Dưới 21 tuổi. Vacxin  HPV phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người chưa hoạt động tình dục và phơi nhiễm virus HPV, vì vậy nên tiêm phòng càng sớm trước khi bước vào cuộc sống tình dục.

- Lịch tiêm: Có thể tiêm 3 mũi, một khi dưới 26 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 hai tháng và mũi 3 sau mũi 1 khoảng 6 tháng.

3. Viêm gan B

Viêm gan siêu vi B có thể gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe cho con người, nhất là người còn trong độ tuổi sinh sản và có cuộc sống tình dục mạnh, bởi nó có thể gây lan truyền qua các chất tiết của cơ thể người bệnh.

8 vacxin đàn ông nên tiêm phòng

Viêm gan siêu vi B có thể gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe cho con người

- Nhóm người cần tiêm: Có cuộc sống tình dục mạnh mẽ, sống chung với người viêm gan B mạn tính, những người mắc bệnh tiểu đường từ 59 tuổi trở ra. Bác sĩ không khuyến cáo những người già tiêm phòng vacxin này bởi bệnh viêm gan siêu vi B có chiều hướng giảm theo tuổi tác.

- Lịch tiêm: Nên tiêm 3 mũi, mũi đầu càng sớm càng tốt, mũi 2 sau mũi 1 khoảng 1 tháng và mũi 3 sau mũi 14 tháng.

4. Viêm gan A

Đây là căn bệnh có mối quan hệ rất mật thiết và có hậu quả giống như bệnh viêm gan B, thủ phạm dẫn đến căn bệnh nan y như xơ gan, ung thư gan. Không giống viêm gan B, viêm gan A có thể lan truyền qua đường ăn uống, du lịch.

- Nhóm người cần tiêm: Những người có sở thích đi du lịch đến những vùng dễ mắc bệnh như Nam hoặc Trung Mỹ, châu Phi, Trung Đông hay Ấn Độ.

- Lịch tiêm: Nên tiêm 2 mũi, mũi đầu tiên bât kỳ vào thời điểm nào, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất khoảng nửa năm. Nếu đi du lịch thì nên tiêm trước 1 tháng trước khi khởi hành.

5. Viêm màng não

Mọi người đều có rủi ro mắc bệnh viêm màng não cao thông qua chất tiết cơ thể, tiếp xúc với người đã người nhiễm bệnh. Bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và nhóm vị thành niên từ 16 - 21 tuổi, những người sống trong môi trường gần gũi, ưa.

- Những người cần tiêm vacxin: Sinh viên mới nhập trường, thanh niên mới nhập ngũ, những người vừa du lịch đến vùng có rủi ro mắc bệnh cao (nhất là châu Phi).

- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ nếu là sinh viên mới nhập trường và đã tiêm mũi đầu vào năm 16 tuổi thì tiêm mũi bổ sung trước khi đi học.

6. Sởi, quai bị và rubella

Nhóm bệnh này đã được con người thanh toán, nhưng gần đây đang có nguy cơ tái trở lại, nhất là khi ngành công nghiệp du lịch bùng nổ.

- Những người cần tiêm: Nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao, sinh sau năm 1957 và khi còn nhỏ chưa tiêm.

- Lịch tiêm: Tiêm mũi bất kỳ và mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 4 tuần. Ở những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh tỷ lệ mắc bệnh rất cao nên khi đi du lịch đến các nước này cũng nên tư vấn tiêm phòng trước khi chuyến đi được bắt đầu.

7. Bệnh phế cầu khuẩn

Đây là căn bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, chiếm 15 - 50% trong các ca viêm phổi, nhất là nhóm người có vấn đề về phổi, gan, tim và thận cũng như nhóm có sức khỏe hệ thống miễn dịch yếu.

- Nhóm người cần tiêm phòng: Trên 65 tuổi, có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhóm người mắc bệnh mãn tính. Nếu là người nghiện thuốc lá, hen suyễn nên tiêm phòng từ khi bước vào tuổi 19 để giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ và tư vấn bác sĩ tiêm mũi thứ 2 vào thời điểm thích hợp.

8. Bệnh Zona

Bệnh zona hay giời leo (Shingles) là căn bệnh do siêu vi trùng Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu tạo nên. Vì vậy sau khi bị thủy đậu nếu hệ thống miễn dịch yếu thì bệnh này lại có nguy cơ tái phát, nhất là người lớn tuổi, người bị bệnh mãn tính.

- Nhóm cần tiêm: Người từ 60 tuổi trở ra, nhóm người trẻ tuổi ít khi mắc bệnh này.

- Lịch tiêm: Tiêm mũi 1 bất kỳ vào thời điểm thích hợp.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Chết vì dùng thuốc tránh thai sai cách

Dùng đúng mục đích, thuốc tránh thai có thể giúp chị em tránh thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ lại lợi dụng thuốc tránh thai cho những mục đích khác để rồi lãnh hậu quả “ngược”.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

4 loại thực phẩm cực tốt cho phụ nữ

Khi phụ nữ trên 30 tuổi, độ đàn hồi của làn da của họ sẽ bắt đầu suy giảm. Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da nhưng nó chỉ có thể chữa trị các triệu chứng không phải là sản phẩm chữa bệnh.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm