1. Vết bầm có màu đỏ tía, hoặc màu vàng
Một vết bầm sẽ xuất hiện khi các mao mạch (những mạch máu nhỏ gần bề mặt da) bị tổn thương. Tiến sĩ da liễu Arielle Nagler thuộc Trung tâm NYU Langone Medical Center giải thích trên tờ SELF: "Khi bị thương tổn, máu sẽ rỉ ra ngoài mạch máu và tràn ra không gian lân cận". Vết bầm chính là vệt máu loang dưới da. Ban đầu nó có màu đỏ tía, và khi máu giải phóng ra sắt thì vết bầm sẽ chuyển thành màu xanh-vàng rồi từ từ tan.
Khi vết bầm chuyển sang màu xanh-vàng thì nghĩa là nó sắp tan hết.
2. Nếu bạn dễ bầm hơn những người khác thì cũng chẳng có gì đáng lo
Các chuyên gia cũng chưa giải thích được vì sao lại có những người dễ bị bầm hơn người khác, tuy nhiên tiến sĩ Arielle Nagler cho rằng nguyên nhân có thể do mạch máu của bạn yếu hơn họ. Những hội chứng liên quan đến bệnh máu khó đông hoặc sự mỏng manh của mạch máu khiến cho người ta dễ bị bầm nghiêm trọng, nhưng trường hợp này cũng không nhiều.
Nếu bạn cho rằng mình dễ bị bầm hơn những người khác, thì bạn cũng chẳng thể can thiệp gì được, nên cũng đừng bận tâm về nó nữa nhé. Nếu bạn có làn da trắng trẻo, vết bầm sẽ dễ nhìn thấy hơn, nên cũng không có nghĩa là người khác ít bị bầm hơn bạn. Và nếu một ngày đẹp trời bạn nhìn thấy một vết bầm tự phát thì cũng đừng lo, bạn chỉ là quên mình đã va đập lúc nào thôi.
Những người có làn da trắng muốt thì vết bầm càng lộ rõ.
3. Khi bạn già đi, vết bầm sẽ xuất hiện thường xuyên hơn
Khi người ta già đi, các mạch máu sẽ ngày càng yếu và bạn dễ bị bầm. Sự kết hợp giữa lão hóa và những tổn thương da do tác động từ môi trường làm cho collagen bị phá vỡ, dẫn đến tổn hại tế bào da. Điều này cũng làm da mỏng đi, lượng mô cũng ít đi nên không đủ để làm tan vết bầm. Vậy là những vết bầm sẽ tồn tại lâu và dễ thấy hơn trước.
4. Người thừa cân hoặc béo phì sẽ dễ bị bầm ở chân
Thực ra trọng lượng không khiến bạn dễ bị bầm, nhưng nếu cơ thể quá béo thì sẽ tạo ra những đốm giống như là vết bầm trên chân bạn. Quá nhiều áp lực lên mạch máu có thể khiến máu rỉ ra ngoài dưới da, gây bầm.
5. Uống/tiêm một số loại thuốc khiến bạn bầm nhiều hơn
Một số loại thuốc làm loãng máu sẽ dễ khiến bạn bị bầm.
Bất kì loại thuốc nào có tác dụng làm loãng máu (như aspirin, ibuprofen) và các loại thuốc chống đông máu (như warfarin) đều có thể khiến bạn dễ bị bầm.
6. Thiếu dinh dưỡng cũng khiến bạn dễ bị bầm hơn
Máu cần được cung cấp đầy đủ vitamin K để có thể đông máu hợp lý. Vì thế nếu bạn thiếu dưỡng chất này, bạn sẽ rất dễ bị bầm. Về mặt lý thuyết, nếu bạn thiếu vitamin C thì mạch máu cũng sẽ yếu đi.
7. Trong trường hợp hiếm, bầm máu thường xuyên có thể là dấu hiệu của ung thư máu hoặc rối loạn đông máu
Thỉnh thoảng bị bầm ở tay hoặc chân cũng không thành vấn đề, nhưng nếu bạn phát hiện ra những vết bầm rất lớn ở những vị trị bất thường trên cơ thể, hoặc một vết thương tuy nhỏ nhưng lại khiến bạn đau đớn quá mức, thì lúc này bạn nên đi khám. Có thể những vết bầm sẽ đi kèm các triệu chứng như sốt, lạnh run hoặc sụt cân bất thường.
Nếu vết bầm lớn bất thường ở những vị trí không thường gặp thì bạn nên đi khám.
8. Chẳng có cách nào để vết bầm tan nhanh, bạn phải chờ thôi
Việc bắn laser có thể tác động vào các mạch máu giúp vết bầm nhanh tan, nhưng điều này có thể là không cần thiết vì bạn cũng chẳng thể bắn laser mãi được, cách này lại rất tốt kém. Tốt nhất là khi xảy ra va đập, bạn nên chườm đá lạnh vào chỗ bị đau để giảm thiểu vết bầm. Tuy nhiên, một khi máu đã vỡ ra ngoài mạch máu thì bạn cũng chẳng thể làm gì được đâu. Cho nên bạn đi đứng cẩn thận nhé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet