Sự ích kỷ kéo dài còn khiến tình yêu của bạn lâm vào nguy cơ khủng hoảng, dẫn tới ngoại tình, dằn vặt hoặc chia tay mà không hiểu lý do vì sao. Nếu tình yêu của bạn đang trục trặc, hãy xem các dấu hiệu dưới đây để "check" xem, bạn có đang giết chết tình yêu bởi sự ích kỷ của mình không nhé.
1. Luôn cảm thấy không đủ trong mối quan hệBạn luôn cảm thấy rằng những gì người yêu của bạn dành cho bạn là không đủ, yêu thương bao nhiêu cũng không đủ. Bạn luôn bắt người ấy phải làm điều này, điều kia…mà không quan tâm đến cảm xúc của họ. Khi “cầu vượt cung”, bạn sẽ có xu hướng đi tìm kiếm “nguồn cung” ở người khác.
2. Bạn gạt phăng những gì người đó làm cho bạnNhững hành động từ nhỏ nhặt nhất đến sến súa nhất người ấy làm cho bạn từng một thời khiến bạn mê mẩn, thì giờ đây, chúng như “muối bỏ bể”. Từ tâm lý “không bao giờ thấy đủ”, bạn cho rằng người đó không còn xứng với tình yêu bạn dành cho nữa, mà không hề biết rằng, bạn đang tự tay dập tắt tình yêu của mình.
3. Luôn cảm thấy thất vọng về đối phươngChính vì bạn luôn hy vọng quá nhiều, nên khi thực tế không được như kỳ vọng, bạn sẽ sinh ra nỗi thất vọng. Từ đó, bạn đâm ra chán ghét đối phương, hành động nào của họ cũng làm bạn thất vọng.
4. Bắt đầu so sánh người yêu với những người khácVì không bao giờ được thỏa mãn, nên bạn dễ sinh ra tâm lý so sánh với “người yêu nhà người ta”. Đầu tiên chỉ là những câu hỏi trong đầu: “Tại sao anh ta làm vậy còn người yêu của mình thì không?”, “Ai mà là bạn gái của cậu này thì sướng phải biết”. Dần dần, bạn biến những so sánh thành những lời đòi hỏi và cay nghiệt với người yêu. Càng không được đáp ứng, bạn càng đẩy mối quan hệ vào những mệt mỏi.
5. Né tránh những cuộc nói chuyệnĐiều bạn lựa chọn mỗi khi có xung đột là im lặng, để mặc cho khoảng cách, những hiểu lầm của bạn và người ấy ngày càng chồng chất lên nhau. Bạn nghĩ đối phương sẽ không hiểu những gì bạn nói, hoặc chỉ đơn giản là bạn không dám đối diện với những vấn đề của riêng mình.
6. Đổ mọi lỗi lầm cho người kiaKhó hiểu nhất là chính bạn chọn cách im lặng khi có vấn đề, nhưng sau đó, bạn thường đổ lỗi cho đối phương vì sao lại không cùng bạn giải quyết vấn đề. Bạn luôn có đủ mọi lý do để đổ lỗi và luôn đặt bản thân mình vào vai trò “nạn nhân”. Khi đối phương nhún nhường và nhận lỗi thì không sao, nhưng về lâu dài, khi sức chịu đựng của đối phương tới giới hạn, bạn sẽ có xu hướng “ngoại tình” để tìm kiếm những cảm giác tích cực hơn.
7. Đối phương không còn sức lôi cuốn trong mắt bạnTrong thời gian còn yêu, bạn luôn thấy người ấy đẹp từ ngoại hình cho tới tình cách. Nhưng lúc này, bạn cảm thấy đối phương chẳng còn chút hấp dẫn hay lôi cuốn gì với mình nữa. Mọi thứ của người ấy đều khiến bạn cảm thấy thật bình thường. Những câu hỏi giống nhau luôn hiện ra trong đầu bạn rằng “Vì sao bạn lại chọn lựa người này để yêu?”, “Không thể tin nổi đây lại là người mình từng yêu?”, mặc dù người đó vẫn vậy, chưa từng thay đổi.
Nếu bạn đang trải qua 7 vấn đề trên, thì rất có nguy cơ bạn sẽ đi tìm kiếm một vòng tay khác, hoặc mối quan hệ của bạn sẽ đi đến kết cuộc là chia tay. Dừng lại và thay đổi, nếu bạn thật sự trân trọng mối quan hệ này. Còn không, hãy chia tay và bắt đầu một mối quan hệ khác, chứ đừng để sự ích kỷ gặm nhấm những kỷ niệm đẹp nhất của hai người, hoặc âm thầm “ngoại tình từ tư tưởng đến hành động” để rồi mọi thứ kéo dài không thể kiểm soát.
Xạ Nhi
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet