1. Chườm đá
Đây là việc đầu tiên bạn cần làm ngay khi vừa về đến nhà, nhằm giảm tối đa sự đau nhức chân cho ngày hôm sau. Bạn nên xoa đá lạnh hoặc khăn ướp lạnh quanh gót chân tối thiểu 15 phút. Điều này không chỉ làm dịu cảm giác đau mà còn ngăn chặn sự phù nề hiệu quả.
2. Ngâm chân
Nếu có đủ thời gian thư giãn, ngâm chân là biện pháp tốt nhất cho gót chân bạn được phục hồi. Cho vào thau nước ấm một ít muối epsom hoặc tinh dầu, ngâm chân vào và chà nhẹ hai chân vào nhau nhằm tăng cường lưu thông máu, giảm phản ứng viêm và giãn các cơ chân đang căng cứng.
3. Chuyển sang giày đế thấp
Nên mang giày đế thấp, không phải giày đế bệt khi đi lại trong nhà. Lúc này, đôi chân đang trong tình trạng hết sức nhạy cảm, dễ bị tổn thương thêm vì giày đế bệt khiến chân phải tiếp xúc nhiều hơn với nền đất cứng.
4. Mát xa chân
Nếu không đi spa, bạn nên học vài động tác mát xa chân đơn giản để tự thực hiện tại nhà. Thoa một ít kem dưỡng ẩm (hoặc kem giảm đau nếu tình trạng thật sự khó chịu) lên chân và mát xa đều đặn trong 15-30 phút trước khi ngủ để đôi chân của bạn được xoa dịu hoàn toàn. Chú ý đến cổ chân, gót chân, mắt cá chân và ngón cái là những nơi chịu lực và tổn thương nhiều nhất. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể ngồi trên ghế, buông lỏng chân và lăn một quả bóng tennis dưới lòng bàn chân để tăng lưu thông tuần hoàn vùng đó.
5. Tập luyện
Những bài tập thể dục cho bàn chân là điều hữu ích nhằm giúp đôi chân của bạn giảm cảm giác đau khi phải mang giày cao gót thường xuyên. Các động tác nhằm làm căng giãn các cơ vùng chân, tăng sự dẻo dai và chịu lực.
6. Tìm bác sĩ tư vấn
Cuối cùng, hãy đến bác sĩ nếu đôi chân của bạn đau thường xuyên hoặc đau tăng lên từng ngày, xuất hiện cảm giác tê buốt ở đầu ngón. Đó có thể là những dấu hiệu cho thấy đôi giày bạn đang mang thật sự không phù hợp hoặc một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Sao Mai
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet