- Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Tiến sĩ Daniel Shoskes, bác sỹ tiết niệu tại Trung tâm y tế Cleveland Clinic cho rằng, nên ngừng uống nước khoảng vài tiếng trước khi đi ngủ. Khoảng thời gian này đủ để chất lỏng được xử lý. Và bạn có đủ thời gian để “tống” nó ra ngoài trước khi đến giờ lên giường đi ngủ.
Tiểu đêm phá hỏng giấc ngủ của nhiều người |
- Tránh xa các loại đồ uống chứa cafein và cồn
Caffeine kích thích bàng quang, khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Ngoài ra, nếu uống trước giờ lên giường, nó cũng có thể khiến giấc ngủ của bạn không được ngon.
Rượu cũng không phải là người bạn “tử tế”. Khi bạn uống rượu, nó sẽ ức chế mức ADH (hormone chống nôn) của cơ thể, ngăn ngừa sự sản xuất nước tiểu. Kết quả là vào ban đêm, bạn sẽ phải dậy liên tục để đi tiểu.
Nói không với caffeine và đố uống có cồn trước giờ đi ngủ |
- Cẩn trọng khi sử dụng một số loại thuốc
Tiến sĩ Shoskes cho biết: “Nếu bạn dùng thuốc lợi tiểu, hãy cố gắng uống vào buổi sáng thay vì buổi tối. Thuốc lợi tiểu có chứa các thành phần điều trị huyết áp cao. Những chất này giúp thận của bạn loại bỏ natri và nước khỏi cơ thể.
Uống thuốc này vào buổi sáng sẽ tốt hơn, vì mặc dù nó vẫn sẽ làm cho bạn đi tiểu nhiều, nhưng ít nhất bạn sẽ không phải thức dậy vào ban đêm để làm điều đó.
Các loại thuốc khác có thể khiến bạn phải đi tiểu đêm bao gồm một số thuốc chống trầm cảm (như lithium), thuốc gây mê, thuốc giảm đau theo toa và kháng sinh.
Muối nhiều sẽ khiến bạn đi tiểu đêm nhiều hơn |
- Ăn càng ít muối càng tốt
Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy việc cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày giúp những người này ngừng dậy vào lúc nửa đêm để đi tiểu. Họ cũng có kinh nghiệm cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn, có lẽ cũng vì giấc ngủ của họ ít bị chia mảnh và cảm thấy tươi mới hơn.
Ngáy ban đêm cần thận trọng theo dõi |
- Hãy thận trọng khi bạn ngáy
Bạn có biết ngáy quá nhiều là dấu hiệu của một cơn ngừng thở khi ngủ? Hoặc cũng có thể đơn giản là tỉnh dậy và đi tiểu đêm.
Với chứng ngưng thở khi ngủ, bạn thường tỉnh dậy khi ngừng thở, ngay cả khi bạn không nhận thức nó một cách có ý thức. Trong khi đó một giấc ngủ sâu lại khiến cơ thể bạn hoàn toàn nghỉ ngơi, không cần thức dậy nửa đêm để “giải phóng”. Nếu bạn đã được chẩn đoán là có khả năng ngưng thở khi ngủ, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt ăn ngủ nghỉ hàng ngày của bạn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet