xe máy phổ thông không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn giúp chủ nhân thể hiện cá tính, thời trang và cả mục đích lưu trữ. Chỉ với một thay đổi nhỏ có ảnh hưởng tốt đến khả năng vận hành, tính tiện dụng trên sản phẩm đã tạo ra trào lưu mới trong giới tiêu dùng. Điều này buộc các hãng xe phải thay đổi để bắt kịp công nghệ mới nếu không muốn nhường lại sân chơi cho đối thủ.
Ly hợp (côn) tự động
Ly hợp (thường được gọi là côn), là bộ phận liên kết trục khuỷu với hộp số. Muốn thay đổi cấp số, cần ngắt ly hợp. Ở những xe máy cũ như Honda 67, Win ly hợp ngắt bởi tay côn bên trái tay lái. Đòi hỏi kết hợp nhịp nhàng giữa tay côn, phanh, tay ga, cần số để có thể điều khiển xe côn tay chạy mượt mà.
Honda 67 là chiếc xe sử dụng côn tay. Ảnh: Thế Hoàng. |
Tuy nhiên xe máy ngày càng trở thành phương tiện di chuyển phổ thông, người lái là nữ giới ngày càng nhiều, vì thế cần các thao tác đơn giản. Do đó công nghệ ly hợp tự động ra đời, bộ phận tay côn được cắt giảm. Thay vào đó, mỗi lần nhấp cần số, một càng liên kết sẽ tự động tách ly hợp để vào số dễ dàng.
Nhờ công nghệ này, việc điều khiển xe máy dễ dàng hơn trước rất nhiều, chỉ cần vặn ga và vào số. Các hãng xe ngày càng sản xuất nhiều xe sử dụng côn tự động, côn tay chỉ còn thấy trên các dòng xe thể thao hoặc phân khối lớn có mô-men xoắn lớn.
Tiếp sau côn tự động là công nghệ tay ga với việc loại bỏ hẳn cần sang số, thay vào đó là truyền động dây cua-roa với vô số cấp. Nhờ bỏ chân số mà các hãng có thể tạo ra sàn xe, lấy chỗ để chân. Những dòng xe này ngay lập tức ăn khách ở Việt Nam dù giá đắt hơn xe số côn tự động.
Cốp rộng hơn
Sử dụng xe máy như một nơi lưu trữ những vật dụng nhỏ bé, cần thiết mỗi khi ra ngoài trở thành thói quen của mọi người khi xe máy có cốp ra đời.
cốp xe rộng. Ảnh: Đức Huy." src="https://s1.storage.hochoimoingay.com/image/2016/12/4-cai-tien-quyet-dinh-tren-xe-may-tai-viet-nam-1481787936-58524a209a2d3.webp" border="1" width="490" height="364" /> |
Honda Lead thắng lớn nhờ cốp xe rộng. Ảnh: Đức Huy. |
Các huyền thoại như Honda Dream, Suzuki Viva giành được nhiều lời khen ngợi nhưng hiện tại không còn là lựa chọn tối ưu, bởi một điều đơn giản là không có cốp. Cuộc sống hiện đại khiến người sử dụng mang nhiều thứ bên mình hơn như túi, latop, mũ bảo hiểm. Cốp dần trở thành nơi các hãng cạnh tranh khốc liệt.
Chiếc Honda SCR khi mới nhập về bị chê tơi bời, bởi vóc dáng không giống ai, thậm chí "ngờ nghệch" trước vẻ đẹp của Honda Spacy. Nhưng rồi khách hàng tranh nhau mua bởi trên thị trường không kiếm đâu ra một chiếc xe có thể để tất cả những gì cần thiết nhất. Giống như người đẹp nhưng nhiều tật xấu, SCR và Lead vẫn được ưa chuộng đến tận bây giờ (Chi tiết Honda Lead 125).
Phanh đĩa
phanh đĩa ra đời khiến phanh đùm (phanh tang trống) dần mất chỗ đứng. Với ưu điểm thẩm mỹ, khả năng phanh xe tốt kể cả ở tốc độ cao, phanh đĩa ngày càng phổ biến nhiều các dòng xe máy bình dân.
Honda SH150i nhập Italy. Ảnh: Đức Huy. |
Tuy nhiên có nhiều ưu điểm nhưng phanh đĩa dễ làm mất lái nếu người điều khiển chưa thuần thục. Lời khuyên của các chuyên gia là sử dụng đồng thời cả phanh sau và phanh trước với lực phanh trước bằng 60-70% lực phanh sau để đạt độ an toàn cao nhất.
Phanh đĩa thường là yếu tố tùy chọn với mức giá cao hơn 1-2 triệu đồng so với bản dùng phanh đùm. Hiện nay trên các dòng xe phổ thông cao cấp, các hãng còn tích hợp cả hệ thống chống bó cứng phanh ABS vốn chỉ sử dụng trên ôtô và môtô phân khối lớn.
Hệ thống phun xăng điện tử FI
Hệ thống phun xăng điện tử FI (Fuel Injection) sử dụng hệ thống điều khiển điện tử gồm các cảm biến và bộ điều khiển trung tâm để can thiệp vào quá trình cấp nhiên liệu nhằm tối ưu hóa quá trình cháy.
Yamaha Luvias GTX FI hy vọng khởi sắc hơn phiên bản trước dùng chế hòa khí. Ảnh: Đức Huy |
So với việc sử dụng chế hòa khí (bình xăng con), các cảm biến cùng bộ điều khiển điện tử xử lý chính xác hơn, tránh lãng phí nhiên liệu nhưng cũng yêu cầu người sử dụng phải bảo dưỡng xe cẩn thận và đương nhiên giá cao hơn xe sử dụng chế hòa khí.
Phun xăng điện tử còn giúp bảo vệ môi trường bởi lượng khí thải sạch hơn, đồng thời dễ dàng khởi động dù ở nhiệt độ thấp. FI đang dần ở thành "cái mác" để các hãng nâng giá thành sản phẩm. Honda là hãng tiên phong trong việc đưa FI lên các dòng xe nhưng giờ đây Yamaha hay Suzuki cũng không thua kém. Cuộc đua trang bị phun xăng điện tử ngày càng gây cấn hơn (Chi tiết Yamaha Luvias).
Đức Huy
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet