Đi bộ về phía bên phải
Mặc dù Tokyo được biết đến là một trong những trung tâm đô thị lớn với lượng dân cư khá đông, ở đây, người dân rất có trật tự. Người đi bộ tuân theo một quy luật bất thành văn đó là luôn đi về phía bên trái. Điều này cũng áp dụng khi đi thang cuốn ở Nhật. Mọi người thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp.
Đi ngoài hàng kẻ vạch khi sang đường
Các lái xe ở Nhật rất nguyên tắc, họ sẽ lớn giọng chê bai, mắng mỏ khi nhìn thấy một người đi ẩu, sang đường không đúng chỗ quy định.
Hút thuốc ngoài trời
Các nhà hàng, quán bar hay một số công ty tư nhân của Nhật vẫn cho phép hút thuốc lá. Tuy nhiên ở hầu hết các thành phố bao gồm cả Toyko và Osaka, việc hút thuốc ngoài trời (đặc biệt là ban ngày) sẽ có thể bị phạt lên đến 50.000 yên (khoảng 8 triệu đồng), chỉ trừ một số góc phố cho phép hút thuốc lá.
Xả rác bừa bãi
Trong khi nhiều nước khác nhắm mắt làm ngơ nếu có người nào đấy vứt mẩu tàn thuốc hay túi bóng trên đường thì Nhật Bản lại không hề khoan nhượng. Những ánh mắt kinh ngạc sẽ không hướng về phía những người có thời trang kỳ dị mà là để nhìn chằm chằm vào người nhả bã kẹo trên phố.
Người Nhật luôn có ý thức giữ gìn môi trường tốt |
Chỉ tay vào người khác
Việc chỉ tay vào ai đó là điều khá phổ biến ở các nước nhưng ở Nhật Bản thì bị coi là thô lỗ, ngay cả dùng đũa hay chân chỉ cũng vậy.
Gọi tên bộ phận nhạy cảm
Gọi tên bộ phận nhạy cảm, đặc biệt là của phụ nữ, là một trong những điều cấm kỵ mà người Nhật không bao giờ làm. Du lịch Nhật Bản bạn nhất định không nên gọi từ Manko (một từ tục tiếng Nhật chỉ bộ phận sinh dục)
Không xếp hàng
Người dân luôn xếp hàng một cách trật tự |
Không ăn uống, không gây ồn trên tàu điện ngầm
Đi tàu hỏa hay tàu điện ngầm, mọi người có thể tự do trang điểm, chơi điện tử, nhắn tin hay ngủ, miễn là không gây ồn ào. Và hãy nhớ cả không bao giờ ăn uống trên tàu.
Ngồi bắt chéo chân
Ở Nhật Bản, bạn đừng nên ngồi kiểu bắt chéo chân, dù đây được coi là bình thường và phong cách. Thay vào đó, hãy ngồi theo kiểu seiza (ngồi quỳ trên đầu gối), một cách ngồi truyền thống của người Nhật để có tư thế ngay ngắn.
Đi giày dép vào trong nhà người khác
Khi bạn bước vào một vào một ngôi nhà theo phong cách Nhật Bản hay vào một công ty Nhật Bản. Bạn thường sẽ thấy một giá để giầy dép ở cửa ra vào. Như vậy bạn nên để giày hoặc dép của mình vào giá để giầy. Một số người Nhật Bản chỉ mang dép của mình trong trường hợp để đi trong nhà vệ sinh, do đó bạn nên nhớ không nên đi giày, dép vào trong một ngôi nhà Nhật Bản.
Khi thăm một nhà dân, hãy nói: "O-jama shimasu!" ("Xin lỗi vì đã làm phiền bạn") và mang theo một món quà nhỏ gọi là o-miyage để tặng chủ nhà. Tuy nhiên không nên tặng quà có số lượng 4 và 9, không tặng những vật nhọn. Và cũng không nên tặng giày dép, tất cho cấp trên.
Đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng
Thậm chí nếu bạn không thích ăn không cơm trắng, cũng đừng làm điều này ở nơi công cộng hoặc trước mặt các đầu bếp/chủ nhà hàng… vì họ sẽ rất bực mình. Tất nhiên, có một cách giải quyết khác trong trường hợp này: bạn có thể đổ nước sốt đậu nành vào những thứ khác như dưa chua (hoàn toàn chấp nhận được), ăn chúng, và ngay sau đó là ăn cơm trắng.
Trả tiền tip
Đưa tiền tip là điều "xúc phạm" |
Vừa đi vừa ăn
Khi đi trên các con phố tại Nhật Bản, điều tiếp theo bạn cần nhớ là không vừa đi vừa ăn vì rất dễ bị các cụ già khiển trách hoặc nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm.
Xì mũi nơi công cộng
Nếu đang bị cảm cúm hay sốt, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu không đeo khẩu trang khi ra đường. Và bạn cũng không được xì mũi ở nơi công cộng. Tốt nhất bạn nên đi vào một nhà vệ sinh để làm điều đó. Người Nhật ghét xì mũi ở nơi công cộng, hoặc tệ hơn, nhìn thấy một người nào đó xì mũi trước mặt họ.
Mặc đồ bơi khi tắm suối nước nóng
Các onsen - suối nước nóng - rất phổ biến ở Nhật Bản. Hiếm người Nhật nào đi tắm mà lại mặc đồ bơi hay bikini trong suối nước nóng cả, hầu như họ đều khỏa thân, trừ một số trường hợp có hình xăm thì nên được che lại.
Linh An (Đời sống & Pháp luật)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet