1. Cầu Great Belt, Đan Mạch
Great Belt gồm 2 cây cầu (một phần ở phía Đông và một phần ở phía Tây) bị chia tách bởi hòn đảo nhỏ Sporo. Cầu treo ở phía Đông dài 1624 m, chạy xuyên qua StoreBelt, nằm giữa hòn đảo của Zealand và Sprogo. Đây là một trong những cây cầu có nhịp chính dài nhất thế giới. Hai cột tháp của nhánh cầu phía Đông là điểm cao nhất (cao 254 m so với mực nước biển) ở Đan Mạch. Nhánh cầu phía Tây dài 6611 m, nối Sprogo và Funen, là sự kết hợp giữa đường sắt và đường bộ. Du khách sẽ thực sự thích thú khi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh từ trên cầu.
2. Chapel, Thụy Sĩ
Cầu Chapel dài 204 m, bắc qua con sông Reuss thuộc thành phố Luzerne ở Thụy Sĩ. Đây là cây cầu bọc gỗ cổ xưa nhất châu Âu và là một trong những điểm du lịch hấp dẫn chính của Thụy Sĩ. Cầu xây dựng vào năm 1333, được thiết kế để bảo vệ thành phố Luzerne chống lại các cuộc tấn công. Bên trong cây cầu có trưng bày các bức vẽ từ thế kỷ 17 miêu tả các sự kiện lịch sử của Luzerne. Nhiều bức tranh vẽ và bộ phận chính của cây cầu bị hủy hoại trong một trận hỏa hoạn năm 1993. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng được xây dựng lại sau đó.
3. Chengyang, Trung Quốc
Cầu Chengyang được xây dựng vào năm 1916. Đây là cây cầu nổi tiếng nhất so với những cây cầu khác trong vùng Dong Minority của Trung Quốc. Cầu bắc qua sông Linxi, được xây dựng từ gỗ và đá, dài nhất trong tất cả các cây cầu cầu gió và mưa ở Trung Quốc. Cầu Chengyang dài 64.4 m, rộng 3.4 m và cao 10.6 m. Đây là công trình xây dựng thu hút khá nhiều du khách.
4. Cầu Alcantara, Tây Ban Nha
Bắc qua sông Tagus tại Alcantara ở Tây Ban Nha, cầu Alcantara là kiệt tác của thời La Mã cổ xưa. Cầu được xây dựng vào khoảng giữa năm 104 – 106, theo đơn đặt hàng của hoàng đế Trajan, vào năm 98 sau Công nguyên. Cầu Alcantara chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh hơn là do thiên nhiên tác động. Người Marốc đã hủy hoại phần nhịp cầu nhỏ nhất ở một bên, trong khi đó nhịp cầu thứ hai ở bên kia lại bị hủy hoại bởi người Tây Ban Nha trong quá trình đấu tranh chống lại người Bồ Đào Nha. Lối kiến trúc cổ xưa là nét hấp dẫn du khách đến khám phá cây cầu lịch sử này của đất nước Tây Ban Nha.
5. Cầu cảng Sydney, Úc
Cầu cảng Sydney là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất nước Úc và là nơi có thể chụp được nhiều ảnh đẹp với nhiều góc độ khác nhau. Đây là cây cầu dạng vòng cung bằng thép rộng nhất (không phải lớn nhất) thế giới với điểm cao của cầu là 134 m so với cảng Sydney. Phải mất 8 năm mới xây dựng xong và cầu được khánh thành vào tháng 3 năm1932. Vì thép có thể giãn nở theo nhiệt độ nóng lạnh nên cây cầu này có thể cao lên hoặc giảm xuống khoảng 18 cm. Đây là điểm du lịch hấp dẫn của nước Úc.
6. Cầu Stari Most, Bosnia
Stari Most (“Cầu cổ xưa”) là một cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Naretva ở thành phố Mostar của Bosnia và Herzegovina. Cầu được người Thổ Nhĩ Kì xây dựng vào năm 1566 và tồn tại trong 427 năm, cho đến khi bị hủy hoại vào năm 1993 trong cuộc chiến tranh của người Bosnia. Sau đó, một dự án được đưa ra để xây dựng lại cây cầu này và cầu mới được khánh thành vào năm 2004. Cây cầu là kiệt tác nổi bật của Bosnia.
7. Cầu Si-o-se Pol, Iran
Si-o-se Pol (cây cầu của 33 nhịp cầu) là cây cầu nổi tiếng của thành phố Isfahan ở Iran. Cầu được xây dựng vào năm 1602 bởi Shah Abbas, chất liệu gạch và đá. Si-o-se Pol dài 295 m và rộng 13.75 m. Trước kia cầu có 40 nhịp, tuy nhiên dần dần giảm xuống còn 33 nhịp.
8. Cầu Akashi – Kaikyo, Nhật Bản
Akashi – Kaikyo còn được biết đến như là cây cầu ngọc trai. Đây là cầu treo dài nhất (1991 m) thế giới. Cầu bắc qua sông Akashi Strait kết nối Kobe và Iwaya trên đảo Awayi, được xây dựng trong vòng 12 năm và được khánh thành năm 1998. Nhịp cầu trung tâm trước kia chỉ dài 1990 m, nhưng trận động đất Kobe vào ngày 17/1/1995 đã làm xê dịch 2 cột tháp và làm tăng thêm 1 m.
9. Rialto, Ý
Rialto là một trong 4 cây cầu bắc qua kênh Grand ở thành phố Venice, Ý. Đây là cây cầu cổ xưa nhất bắc qua con kênh Grand này. Cầu đá hiện tại có một nhịp đơn được thiết kế bởi Antonio da Ponte, xây dựng và hoàn thành vào năm 1591. Nó được sử dụng để thay thế cho một cây cầu gỗ bị sụp đổ vào năm 1524. Cầu Rialto đã trở thành một trong những biểu tượng của Venice, nước Ý.
10. Charles, Cộng hòa Séc
Charles là cầu đá có kiến trúc Gôtíc nổi tiếng bắc ngang sông Vltava ở Prague của cộng hòa Séc. Nó được xây dựng vào năm 1357, dưới sự bảo trợ của vua Charles IV, và được hoàn thành vào đầu thế kỷ 15. Vì là cây cầu duy nhất bắc qua sông Vltava, Charles là điểm liên kết quan trọng giữa thị trấn cổ và vùng quanh lâu đài Prague. Sự kết nối đã làm cho Prague trở nên quan trọng như là trục thương mại chính giữa miền Đông và Tây châu Âu. Ngày nay, đây là một trong những nơi có nhiều phong cảnh đẹp thu hút du khách đến tham quan Prague với nhiều điểm du lịch.
11. Cầu tòa tháp, vương quốc Anh
Cầu tòa tháp bắc ngang sông Thame, là biểu tượng của thủ đô London, Anh Quốc. Cầu được xây dựng vào năm 1886 và khánh thành 8 năm sau đó. Cầu có 2 tòa tháp vững chắc được thiết kế để chịu lực cho phần trên của cây cầu.
12. Cầu Millau, Pháp
Millau Viaduct là cầu cáp treo khổng lồ bắc ngang qua thung lũng của sông Tern, gần Millau ở miền Nam nước Pháp. Đây là cây cầu cao nhất thế giới với cột mốc cao nhất đạt 343 m, cao hơn cả tháp Eiffel.
13. Cầu cổng vàng, Mỹ
Cầu Cổng vàng là cầu treo bắc qua cổng vàng nối liền giữa San Francisco và Martin County ở phía Bắc. Đây là một kiệt tác của kiến trúc sư Joseph B.Strauss. Phải mất 7 năm để xây dựng cây cầu này và nó được hoàn thành vào năm 1937. Cầu Cổng vàng là cầu treo dài nhất thế giới và là biểu tượng của San Francisco và California. Màu sắc vàng cam đặc biệt của cây cầu đã làm nó nổi bật ngay cả trong những lúc có sương mù dày đặc bao phủ.
14. Cầu Ponte Vecchio, Ý
Ponte Vecchio là cây cầu thời cổ bắc qua sông Arno ở Florence, nước Ý. Cầu nổi tiếng với các cửa hàng mua sắm tấp nập được xây dựng dọc theo chiều dài của nó... Cây cầu với nét đẹp duyên dáng của một công trình lịch sử cổ xưa của nước Ý thu hút rất nhiều du khách đến tham quan
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet