Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội. Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống cùng một chút nước dùng. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tóp mỡ vỡ tan trong miệng. Cao lầu thực sự hấp dẫn và lôi cuốn nên thật là đáng tiếc khi ai đó đã tới Quảng Nam mà chưa được thưởng thức món ăn dân dã này.
2. Mì Quảng
3. Bánh quai vạc
4. Bánh xèo
Bánh xèo Hội An khác với các loại bánh xèo ở các vùng miền khác, từ lâu đã là món ăn chơi khá quen thuộc. Bánh xèo Hội An là loại bánh nhỏ, một người có thể ăn được nhiều cái. Lớp bánh tráng mỏng bọc ngoài vàng ruộm, bên trong là nhân giá, thịt, tôm…Ăn nóng, ngon, dòn, bánh phù hợp với các loại rau, giá. Khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay. Để được thưởng thức món bánh xèo đúng điệu do chính bàn tay của những đầu bếp miền Trung chế biến phải một lần đến Hội An.
Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng có màu hơi vàng Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt... thế là bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm. Ở Hội An, bánh tráng đập thường có ở những quán ven đường hoặc bán dạo trên các nẻo đường phố cổ.
Hến xào xúc bánh tráng chấm với nước mắm ngọt cay tùy khẩu vị người ăn cũng là món ăn đặc trưng của người dân xứ Quảng. Hến từng con nhỏ được bắt từ dòng nước lợ đem về rửa sạch xào chung với hành phi, tỏi, rau răm xắt nhỏ khi trình bày rắc kèm đậu phụng tạo vị ngọn ngọt bùi bùi hòa lẫn vào nhau
Chè bắp cũng là món đặc trưng của riêng làng trồng bắp bên Cẩm Nam. Bắp non được nấu với đường ăn kèm nước cốt dừa tạo hương vị ngọt thanh mà không gây cảm giác ngán. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ.
7. Thịt xiên nướng vỉa hè
Những que thịt xiên nướng trên hè phố Hội An với hương vị khác hẳn so với kiểu nướng ở Hà Nội hoặc Sài Gòn. Thịt được ướp kèm ngũ vị, sả ớt... nướng que ăn kèm rau sống, dưa leo, chuối chát, bánh ướt chấm kèm nước mắm nêm ớt tỏi rất hấp dẫn.
|
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng.
9. Bánh bèo
Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt… Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà bạn có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào.
Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của phố Hội. Hoành thánh có nhiều loại như hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa. Món hoành thánh gà và heo rất dễ ăn có lẽ dễ ăn hơn cả, hoành thánh tôm có vị thơm và ngọt hơn. Nếu một lần đến phố Hội, bạn đừng quên thưởng thức món ăn này.
Theo Song An (Dân Trí - Ảnh: Internet)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet