Nội dung

Với nhiều người, chiếc xe họ từng được đi thuở thơ ấu là thứ để lại nhiều kỷ niệm nhất, và có thể là điểm khởi đầu cho niềm đam mê xe cộ sau này. Đó có thể là một chiếc xe Nhật đặc trưng, xe Đức bền bỉ hay xe thể thao Anh "sang chảnh". Còn với Misha Charoudin, một tác giả tự do của Speedhunters, thì đó là một chiếc Zil, thứ từng gợi lên nỗi buồn khó tả trong mắt cha anh khi ông lái một chiếc Lada và nhìn thấy bóng chiếc zil chạy qua.

Vài tháng trước, Charoudin có dịp tới thăm xưởng sản xuất của Zil. Vẫn nghĩ rằng chuyện những chiếc limousine cho nguyên thủ ra đời tại đây chỉ còn là dĩ vãng, Charoudin ngạc nhiên khi biết xe limo vẫn tiếp tục xuất xưởng.

 zil - huyền thoại thời xô-viết

ZIL-41047 - limousine 7 chỗ được sản xuất từ 1985-2002.

Tìm hiểu đôi chút về lịch sử, thì Zil thành lập cách đây gần một thế kỷ, vào năm 1916 với chủ ý sản xuất xe tải Fiat. Tên ban đầu của hãng là AMO, viết tắt từ Moscow Automotive Society. Nhưng sau cách mạng, AMO được quốc hữu hóa.

Nhà máy sau đó được chuyển thành một xưởng sửa chữa và dịch vụ cho tới năm 1924, khi một mẻ sản phẩm được xuất xưởng - những bản copy của Fiat T15 với logo AMO. Tới năm 1930, AMO đổi thành ZIS (Zavod Imeni Stalina). Phần quan trọng nhất thời kỳ này là yêu cầu về một mẫu xe dành cho tổng thống để phô diễn đẳng cấp của ngành công nghiệp quốc gia.

Mẫu xe đó được biết đến với tên gọi ZIS-101, xuất hiện vào 1936. Phong cách của chiếc limo gợi liên tưởng tới ôtô Mỹ của những năm 1930. Đó là bởi hãng Budd ở Mỹ đảm nhiệm thiết kế khung gầm, với mức phí được cho là 500.000 USD vào thời điểm đó, tương đương 120 triệu USD ngày nay. Không may là Budd không chuyên trong việc sản xuất hàng loạt, vì thế sản phẩm mang tính phi thực tiễn khi đầu tiên là bệ đỡ bằng gỗ được chế tạo rồi tới các tấm kim loại được đặt lên rồi gắn tất cả lại với nhau. Quá trình sản xuất lằng nhằng này khiến chỉ 8.752 xe xuất xưởng trong khoảng 5 năm cho tới 1941.

ZIS-101 sử dụng động cơ 5,7 lít 8 xi-lanh thẳng hàng cho công suất 110 mã lực và mô-men xoắn 345 Nm, đủ để đẩy bộ khung nặng 2.970 kg đạt tốc độ tốc đa 110 km/h. Năm 1939 xe được nâng cấp và đạt sức mạnh 116 mã lực với tốc độ tối đa được cải thiện lên 125 km/h.

Trong khi ngoại thất gây ấn tượng, cabin của ZIS-101 được tạo ra để giúp hành khách thư giãn. Ghế xe thiết kế với công nghệ chân không đặc biệt, kích thước và tư thế của vô-lăng giúp tài xế luôn thấy thoải mái.

Đến năm 1945, ZIS-101 đã dừng sản xuất được 4 năm và đó là thời điểm để xuất hiện kẻ thay thế. ZIS-110 ra đời, rồi tới ZIS-115, phiên bản chống đạn được đặc biệt dành cho Stalin.

Chính xác có 32 xe chống đạn được sản xuất, vài chiếc trong đó được gửi làm quà tặng tới các quốc gia khác. Chỉ 8 chiếc còn sống sót đến ngày nay.

ZIS-115 nặng trên 4 tấn và mỗi cửa kính đã nặng trên 200 kg - lý do để phải dùng tới một hệ thống nâng thủy lực đặc biệt. Động cơ 6 lít mang tới sức mạnh 162 mã lực cùng sự trợ giúp của hộp số sàn 3 cấp. 

ZIS-110 được sản xuất cho tới năm 1958, nhưng trước đó có sự kiện trọng đại xảy ra - Joseph Stalin qua đời vào năm 1953 và Nikita Khrushchev trở thành lãnh đạo Liên Xô từ năm 1953-1964. Với chính sách mới, ZIS đổi thành ZIL (Zavod Imeni Likhachova), theo tên của cựu giám đốc Ivan Alekseevich Likhachov.

 zil - huyền thoại thời xô-viết

Một phần nhà xưởng nơi những chiếc limo hiệu ZIL vẫn ra đời.

Dù hãng vẫn tiếp tục phát triển và sản xuất nhiều mẫu xe khác nhau của dòng limo hạng sang (cùng hàng triệu chiếc xe tải, buýt và tủ lạnh) cho chính phủ cho đến những năm 1990, thì quá trình sản xuất ngày nay cũng có những khác biệt.

Trong chuyến tham quan của Misha Charoudin, công nhân nhà máy đang bận rộn lắp ráp 2 mẫu limo mui trần phiên bản tiền sản xuất và tay viết tự do có cơ hội quan sát dây chuyền lắp ráp khung gầm nơi mẫu ZIL-41047 từng hiện diện, một sản phẩm vốn được bắt đầu sản xuất năm 1985.

Khi các bộ thân xe được hoàn thiện, là thời điểm để sản xuất những thứ khác như cửa xe. Quá trình sản xuất của chỉ một chi tiết có thể mất hàng tuần bởi cách thức làm việc tại đây. Và Charoudin chưa từng chứng kiến đẳng cấp "thủ công" như thế bao giờ.

Khi thân xe được làm xong, bộ khung được chuyển tới căn phòng bên cạnh, nơi nội thất bắt đầu được xử lý. Cũng giống quá trình sản xuất khung gầm, chẳng có thứ gì được chuẩn bị sẵn từ trước. Cần lắp hệ thống dây điện ư? Đã có sẵn một giá với đủ dây mọi màu sắc đợi ở đó.

Bên cạnh ngoại hình, thì nội thất thực sự phản ánh đẳng cấp sang trọng của một chiếc xe. Sau khi chứng kiến quá trình "thủ công", Charoudin liên tưởng tới một trang trại bò trong khu vực làm da bọc nội thất. Thực tế không khác tưởng tượng là mấy. Dường như ở đây vẫn sử dụng cách tiếp tế từ những năm giữa thời kỳ 1930. Điển hình là chiếc máy khâu cổ lỗ hiệu Singer.

Cuối cùng thì Charoudin cũng được quan sát việc lắp cỗ máy 7,7 lít V8 công suất 315 mã lực cùng hệ dẫn động cầu sau và hộp số 3 cấp. Rồi trước khi chiếc xe sẵn sàng gây ấn tượng với chủ mới, nó cần được thử nghiệm với "công nghệ cao". Và sau xấp xỉ 10.000 giờ chế tác, ZIL-410441 hoàn thiện. Để so sánh, thì một chiếc Rolls-Royce cần khoảng 800-1.000 giờ chế tạo.

Tất nhiên là xe nào cũng cần được bảo dưỡng và có thể còn gặp vài tai nạn nên cần có linh kiện thay thế trong trường hợp cần thiết. Xưởng chế tác linh kiện, cũng giống nhiều nơi khác trong nhà máy, dường như không hề bị thời gian tác động.

 zil - huyền thoại thời xô-viết

Quá trình sản xuất và lắp ráp của ZIL ngày nay dường như không hề bị tác động của thời gian, điển hình là chiếc máy khâu hiệu Singer.

Không chỉ dành cho tổng thống, ZIL còn có xe cho đệ nhất phu nhân, đó là mẫu ZIL-4102 "Rayka" - xe của Raisa Gorbachev, đệ nhất phu nhân Liên Xô đầu tiên. Sản phẩm này ghi dấu ấn bởi công nghệ khi trang bị IRS (independent rear suspension) - hệ thống treo sau độc lập, ngoài ra là kết cấu thân xe liền khối thuộc dạng đầu tiên trên thế giới.

Nội thất của ZIL-4102 "Rayka" cũng ấn tượng với máy cassette, hệ thống cảnh báo bằng giọng nói. Xe thậm chí còn có cửa sổ điều khiển điện, đầu CD và hệ thống 10 loa - những thứ đặc biệt đáng chú ý vào thời điểm những năm 1980. Động cơ giống bản ZIL-41047.

Nhưng không may, khi được giới thiệu với nhà lãnh đạo và vợ, đệ nhất phu nhân nổi giận khi ZIL quyết định sản xuất một chiếc xe quá xa xỉ và mang làm quà tặng khi người dân còn đói nghèo. Phu quân của bà cũng đồng ý và dự án này biến mất.

Vài năm sau, Liên Xô sụp đổ và "gã khổng lồ" ZIL cũng xiêu vẹo. Thành quả của tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp ôtô có thể ghi nhận qua những con số như đã có từ 195.000-210.000 xe tải được sản xuất từ 1975-1989. Trong những năm 1990, lượng xe sản xuất cao nhất trong một năm là 7.200 chiếc vào năm 1996. Năm 2010, có 1.258 xe xuất xưởng. Và ngày nay, chỉ còn xưởng sản xuất xe sang còn sống sót.

>>Xem thêm ảnh xưởng sản xuất xe ZIL ngày nay

Mỹ Anh

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm