Nội dung

Những năm 1930, bối cảnh giải đua Grand Prix gần như do mercedes và Auto Union làm bá chủ khi các chiến thắng được chia cho 2 "gã khổng lồ" Đức này. Phần lớn thành công thuộc về hãng xe với logo ngôi sao 3 cánh, và đặc biệt là dòng Mũi tên bạc. Những mẫu xe đua như W25. W125 và W165 nằm trong số các thiết kế đẹp nhất và cạnh tranh nhất trong lịch sử xe Grand Prix.

 xe vận chuyển ôtô đua nhanh nhất thế giới

mercedes renntransporter thời kỳ hoàng kim.

Trong số đó, Mercedes cũng có kinh phí dành cho xe đua lớn nhất so với mọi đối thủ, và thời kỳ đó cũng đánh dấu những cải tiến lớn về kỹ thuật. Nhưng ngoài những chiếc xe đua, xe chuyên chở cũng được chú ý đầu tư không ít. Chi nhánh xe đua của Mercedes cũng tiên phong trong việc phát triển các mẫu xe tải dạng này, trong đó có những chiếc xe tải Mercedes màu xanh được nâng cấp đặc biệt nhằm đảm bảo cho một dây chuyền cung cấp đáng tin và nhanh nhất từ xưởng sản xuất ra tới đường đua.

Với bộ khung ống dạng chữ X từ mẫu Mercedes Typ 300, xe chuyên chở renntransporter là kết quả giữa những đội kỹ thuật khác nhau dưới sự giám sát của Rudolf Uhlenhaut, một kỹ sư nổi tiếng của Mercedes từ những năm 1930-1950, và kết hợp giữa những linh kiện xe Mercedes khác nhau. Ví dụ, động cơ và hộp số lấy từ mẫu 300 SL Gullwing, trong khi nội thất phần lớn mượn từ Typ 180.

 xe vận chuyển ôtô đua nhanh nhất thế giới

Bản sao của Renntransporter.

Để Renntransporter thấp nhất và khí động học nhất có thể, cabin được đặt về phía trước chứ không phải ngay trên trục trước. Động cơ 3 lít 6 xi-lanh nằm trên trục sau. Xe có công suất 195 mã lực và tốc độ tối đa 170 km/h dù trọng lượng tới 2,1 tấn, là xe chuyển chở xe đua nhanh nhất, ấn tượng hơn khi nó ra đời vào năm 1955.

Vì một số lý do, trong đó có khoản chi phí đắt đỏ để nuôi Renntransporter, Mercedes sau đó không sử dụng nhiều. Đến năm 1967, hãng xe Đức quyết định cho mẫu xe chuyên chở đặc biệt này chìm vào dĩ vãng bằng việc bán cho một hãng thu mua phế liệu.

Năm 1993, Renntransporter được làm lại. Dựa trên những bức ảnh và các linh kiện gốc, một đội phục chế mất 5 năm để hoàn thành dự án và cần 2 năm để xe chạy được bởi không còn động cơ 300 SL nguyên bản nào có thể dùng được. Động cơ mới hơn với công suất 245 mã lực được sử dụng và cũng với tốc độ 170 km/h, nhưng bản sao không bao giờ có thể đạt được danh tiếng như Renntransporter đã tạo dựng được khi đương thời.

>>Xem thêm ảnh bản sao của Mercedes Renntransporter

Mỹ Anh

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Nhập khẩu ôtô: Nới Thông tư 20, nới nốt 43?

Trước khả năng điều chỉnh Thông tư số 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương, các liên doanh và nhà nhập khẩu ôtô chính hãng đang tỏ ra đặc biệt lo lắng. Nhưng thực tế có thật sự đáng lo đến như vậy đối với nhóm doanh nghiệp này?

Xem thêm  

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm  

Giải thoát ôtô nhập khẩu “lỡ dở”

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công Thương vừa chính thức có văn bản gỡ khó cho các doanh nghiệp đã lỡ ký và thanh toán hợp đồng nhập khẩu ôtô trước khi Thông tư 20 được ban hành.

Xem thêm